Ấu trùng Giun đầu gai Gnathostoma spp. ký sinh ở da và phủ tạng cơ thể
Tổng quan
Ấu trùng giun đầu gai Gnathostoma spp có con đường truyền bệnh từ động vật sang người hoặc thực phẩm đang nổi. Cho tới nay đã xác định có ít nhất 5 loại thuốc nhóm này có thể gây bệnh ở người. Vùng phân bố hiện nay nhiều nhất vẫn là ở các nước Châu Á, Đông Nam Á, Trung và Nam Mỹ thông qua vật chủ trung gian là thuỷ hải sản nước ngọt, lưỡng cư, bò sát đặc biệt khi chúng được ăn sống. Tuy nhiên do du lịch toàn cầu phát triển nên cũng có những ca bệnh phát hiện ở châu Âu, châu Phi.
Người nhiễm bệnh do nhiễm ấu trùng ở giai đoạn 3 của giun Gnathostoma. Bệnh do nhiễm ấu trùng giun đầu gai Gnathostoma spp. còn được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau tùy theo quốc gia như Choko-Fushu Tua Chid hay Chokofishi (Nhật Bản), Consular disease (Nam Kinh), Shanghai rheumatism (Trung Quốc), Tau-cheed (Thái Lan), Woodbury bug (Úc) và Yangtze River edema (châu Âu). Ấu trùng có thể tìm thấy trong các nguồn thực phẩm protein nấu chưa chín hoặc chế biến còn sống (cá nước ngọt, gà, ốc, rắn, ếch, heo) hay nguồn nước bị nhiễm bệnh từ đó lây truyền qua da/ niêm mạc. Bệnh do ấu trùng Gnathostoma spp. gây bệnh trên động vật có thể nặng, thậm chí khiến động vật nhiễm bệnh chết vì biến chứng, song khi gây bệnh trên người thì biểu hiện dưới dạng một bệnh ký sinh trùng “ngõ cụt ký sinh” do chu kỳ phát triển không thể hoàn chỉnh, nhưng cũng có ca ấu trùng di chuyển, xâm nhập nhiều mô, cơ quan với hình thái lâm sàng đa dạng từ nhiễm trùng không triệu chứng, ban trườn, ấu trùng di chuyển đến hệ thần kinh để lại biến chứng, thậm chí tử vong.
Có nhiều ca lâm sàng đã được ghi nhận, nhiều ca bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm với viêm não màng não, viêm rễ tuỷ, viêm màng não, xuất huyết não hoặc dưới nhện, nhổi máu não mà thực chất là do ấu trùng giun đã xâm nhập vào mắt hoặc hệ thần kinh trung ương dẫn tới không điều trị / điều trị sai dẫn tới tử vong. Biến chứng có thể từ 8-25% nếu chẩn đoán và xử lý không kịp. Thông thường thì các biểu hiện thường gặp là ở da niêm mạc, tiêu hoá hơn là các tạng khác như: mắt, não, tuỷ sống, màng nào, tiết niệu, phổi, cơ. Đồng thời các biểu hiện lâm sàng không rõ nét và đặc trưng nên cũng hay chẩn đoán nhầm và phải chẩn đoán phân biệt nhiều. Nói chung với các bệnh về giun sán nói chung và giun đầu gai thì khả năng bỏ sót, chẩn đoán nhầm với các bệnh nội khoa và da liễu khác, cũng vì thế mà chưa có khung thống nhất về tiêu chuẩn chẩn đoán cũng như phác đồ điều trị.
Ấu trùng Gnathostoma spp. di chuyển dưới da ở bệnh nhân nữ 52 tuổi ở miền Trung của Trung Quốc
Ấu trùng Gnathostoma spp. di chuyển ở mô mềm trên người lớn và đặc biệt ca 12 tháng tuổi ở Pháp ở vùng mông- quanh hậu môn.
Ấu trùng Gnathostoma spp. di chuyển ở mô mềm vùng cằm người lớn.
QUÁ TRÌNH LÂY NHIỄM Ở NGƯỜI DO Gnathostoma spp.
Vật chủ chính của giun đầu gai Gnathostoma spp. bắt đầu gồm chó, mèo, hổ, sư tử, báo, chồn, thú có túi. Trên cơ thể đó, giun trưởng thành sống trong các u ở thành dạ dày, rồi trứng mở một lỗ, rời u ra thành dạ dày, đi vào ruột ra theo phân. Một tuần sau, trứng phát triển thành ấu trùng và ấu trùng được các nhuyễn thể ăn phải, các nhuyễn thể giống Cyclops như Mesocyclop leuckarti, Eucyclops agilis, Cyclops varicans và Thermocyclops spp. Vật chủ trung gian tiếp theo là các loài động vật có xương sống trong tự nhiên như cá, ếch, nhái, đặc biệt các loại lươn, cá lóc đồng…
Ấu trùng xuyên thành dạ dày động vật thân giáp, trưởng thành hình thành nên ấu trùng giai đoạn 2 và 3. Động vật thân giáp bị nuốt bởi vật chủ trung gian thứ 2 cũng có thể trở lại với vật chủ chính (cá, ếch, rắn, gà, heo), khi đó chúng tiếp tục theo con đường thành dạ dày trở lại, di chuyển vào cơ và trưởng thành nên ấu trùng giai đoạn 3 trước khi đóng kén. Khi thịt của vật chủ này được ăn vào, ấu trùng đóng kén trong dạ dày, xuyên thành đến gan, cơ. Sau 4 tuần, ấu trùng lại quay lại thành dạ dày để tạo u, ở đó phát triển thành con trưởng thành trong 6-8 tháng và sau 8-12 tháng, trứng bắt đầu thải ra ngoài theo phân.
Một con đường khác nếu vật chủ trung gian thứ 2 trong cơ thể có ấu trùng giai đoạn 3 trưởng thành trong cơ, bị các thú không phải là vật chủ chính, kể cả người nuốt vào thì ấu trùng cũng thoát kén, xuyên thành ruột đến cơ và mô khác nhưng lại hóa nang tại đó và ở trong tự nhiên, kiểu này rất phổ biến. Vật chủ kiểu này là “vật chủ chờ thời” (paratenic host) hay là vật chủ vô tình - một loại vật chủ trung gian mà không cần thiết cho sự phát triển của ký sinh trùng, nhưng tuy nhiên vẫn đóng vai trò duy trì chu kỳ của ký sinh trùng (ví dụ cá ăn thịt). Người nhiễm khi ăn ấu trùng giai đoạn 3 trong rau sống hoặc thịt nấu chưa chín từ vật chủ chính hoặc khi uống, bơi lội trong nước bị nhiễm ấu trùng hoặc loài thân giáp. Hiếm gặp hơn, chúng có thể sống trong cơ thể đến 10-12 năm, nên trứng giun cũng khó tìm thấy. Trong 48 giờ sau khi ăn vào, rất nhanh ấu trùng xâm nhập thành dạ dày-ruột non, sau đó hình thành triệu chứng tại chỗ và tăng BCAT. Chúng di chuyển khắp nhu mô gan. Sự di chuyển và chu du khắp cơ thể bắt đầu 3-4 tuần đến vài năm sau nhiễm. Điển hình, giai đoạn đó có thể kéo dài 1-2 tuần, qua thời gian thì triệu chứng này ngày càng hiếm gặp mà nó thường ngắn hơn.
Phần 2: Triệu chứng và điều trị.
Nguồn: http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1068&ID=12439