Quầng thâm (dark circles) mắt là tình trạng có vùng tối và sẫm màu ở vùng dưới mắt. Mặc dù đây không phải bệnh lý nhưng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, đặc biệt các bạn nữ. Hiện nay các định nghĩa, phân loại rõ ràng và nguyên nhân gây ra quầng thâm chưa được làm sáng tỏ.
Các yếu tố nguy cơ có thể góp phần gây ra quầng thâm bao gồm: sắc tố da quá nhiều, quầng thâm do rãnh lệ và thoát vị mỡ hốc mắt, quầng thâm do lỏng lẻo vùng quanh mắt và nếp nhăn, và da mỏng, mờ che phủ cơ vòng mắt.
Do có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra quầng thâm, các phương pháp điều trị phải được cá nhân hóa cho từng bệnh nhân. Vì các yếu tố khác nhau gây ra quầng thâm, việc xác định nguyên nhân cơ bản là quan trọng để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Trong bài viết này, là tổng hợp các đánh giá của các tác giả giới thiệu và tổng quan về các nguyên nhân có thể gây ra quầng thâm vùng dưới mắt và các lựa chọn điều trị cá nhân hóa tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản, với sự nhấn mạnh đặc biệt vào các phương pháp tiêm cấy
PHÂN LOẠI VÀ CƠ CHẾ
Các yếu tố gây ra thâm quầng mắt bao gồm nhiều yếu tố bên ngoài và bên trong, như sự khác biệt về giải phẫu, giới tính, di truyền, lão hóa, tình trạng thể chất chung, viêm da dị ứng và tình trạng khô da. Có nhiều nguyên nhân lâm sàng gây ra thâm quầng mắt: tăng sắc tố, các rãnh dưới mắt; quầng thâm do phình của mỡ dưới hố mắt; da mỏng, mờ, bao phủ cơ vòng mắt; các tĩnh mạch dưới da; và bóng do da chùng lỏng và nếp nhăn ở vùng dưới mắt.
Sắc tố tăng quá mức
Những vòng thâm quầng mắt thường gặp hơn ở những bệnh nhân có các tình trạng dị ứng như viêm da dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc dị ứng . Ở những bệnh nhân này, viêm vùng quanh mắt và thói quen cọ xát do ngứa gây ra tăng sắc tố sau viêm (PIH) xung quanh mắt. Những vòng thâm quầng mắt thường đi kèm với tình trạng thở bằng miệng ở trẻ em mắc viêm mũi dị ứng, điều này gây ra ứ máu tĩnh mạch do cản trở lưu thông máu qua niêm mạc mũi. Sắc tố sau xuất huyết (PPP) sau một thủ thuật thẩm mỹ là một nguyên nhân khác gây ra quầng thâm quanh ổ mắt . PPP là một loại PIH dạng tăng sắc tố sau viêm, là một tình trạng tăng sắc tố do chấn thương hoặc các thủ thuật thẩm mỹ như phẫu thuật thẩm mỹ, laser hoặc can thiệp hóa chất, và thường ảnh hưởng nhiều hơn ở những người da sẫm màu về mức độ nghiêm trọng.
Rãnh lệ (tear troughs)
Đã có một số tranh luận về cấu trúc giải phẫu đóng góp vào sự hình thành khuyết rãnh lệ. Nhìn chung, rãnh lệ, còn được gọi là rãnh mũi-má (nasojugal groove), là chỗ lõm tự nhiên kéo dài từ góc mắt trong về phía dưới ngoài.
Trong khi đó, ranh giới mi/má, hay rãnh mi-má (palpebromalar groove), thì kéo dài xung quanh nửa phía ngoài của vùng dưới mi mắt.
Sự hình thành rãnh lệ và rãnh má-mi làm cho khuôn mặt trông mệt mỏi và già nua hơn.
Thoát vị mỡ dưới ổ mắt:
Thoát vị mỡ dưới ổ mắt bản thân không trực tiếp tạo ra quầng thâm. Tuy nhiên, nếu mỡ dưới ổ mắt lồi ra, rãnh lệ sẽ trở nên sâu hơn, khiến quầng thâm trông rõ hơn
Da mi mỏng, mờ, phủ lên cơ vòng mắt (orbicularis oculi). Da mi mắt mỏng cho phép nhìn thấy mạch máu dưới da hoặc trong cơ.
Sự hiện diện của tĩnh mạch: Sự xuất hiện của các tĩnh mạch tương đối lớn dưới mắt là một nguyên nhân khác gây quầng thâm.
Nếp nhăn và lão hóa da: Nếp nhăn và da lão hóa ở vùng dưới mắt cũng là nguyên nhân gây quầng thâm, và thường trở nên tệ hơn theo tuổi tác.
Vì nhiều yếu tố gây ra quầng thâm mắt, cần phải xác định nguyên nhân trước khi bắt đầu điều trị. Mỗi bệnh nhân có thể có hơn một nguyên nhân, do đó các bác sĩ cần cân nhắc với các lựa chọn điều trị đa dạng và điều trị quầng thâm mắt theo từng trường hợp cụ thể. Các phương pháp điều trị bao gồm các chất bôi ngoài tại chỗ, các điều trị không xâm lấn như laser, đến các điều trị xâm lấn hơn như tiêm filler axit hyaluronic hoặc ghép mỡ. Vì tiêm filler vùng dưới mắt có thể mang lại kết quả cao, chúng tôi đã chia sẻ phần trên. Các bác sĩ da liễu có thể lựa chọn các phương pháp điều trị nêu trên một cách độc lập hoặc kết hợp để cá nhân hóa việc điều trị.
Đón đọc phần 2: Các phương pháp điều trị quầng thâm mắt nhé !!!!
- Nám Da Mặt Và Những Điều Cần Biết
- Chemical Peel Có Dành Cho Làn Da Nhạy Cảm Không?
- Điều Trị Nám Da Bằng Dược - Mỹ Phẩm
- Retinol Có Dùng Chung Với Vitamin C Để Ngừa Lão Hóa Được Không?
- 7 Màu Ánh Sáng Sinh Học Có Tác Dụng Thế Nào?
- Bệnh Viêm Da Cơ Địa Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì?
- Bệnh Nấm Ngoài Da
- Bệnh Ngứa Da Do Giun Sán
- Nên Lựa Chọn Cấp Độ Peel Da Nào Phù Hợp Với Bạn ?
- Những Hoạt Chất Vàng Trong Làng Dưỡng Ẩm
- Triệt Lông Bằng IPL Tại Sao Vẫn Hot Hơn Laser ?
- Ứng Dụng Công Nghệ IPL Trong Điều Trị Một Số Bệnh Da Liễu