Ký sinh trùng Ghẻ Sarcoptes scabiei hay dân gian gọi là Cái ghẻ là một bệnh gây nên ở da. KST Ghẻ xâm nhập vào đào hầm ở lớp thượng bì. Bệnh ghẻ có thể gây bệnh trên mọi đối tượng không phân biệt dân tộc và chúng tộc. Rất nhiều ca bệnh tới phòng khám với chẩn đoán : Ghẻ.
Nội dung chi tiết
Biểu hiện bệnh:
Bệnh có tính chất lây nhiễm trong gia đình, người thân và bạn bè chung sống, môi trường sống đông đúc, chật hẹp mà xuất hiện các sẩn ngứa, mụn nước có thể chẩn đoán sơ bộ 80-90% là ghẻ. Có một số trường hợp có triệu chứng kết hợp đồng thời bệnh lý nền hoặc bội nhiễm vi khuẩn nên các biểu hiện lâm sàng không còn điển hình, cần chẩn đoán phân biệt với viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc bội nhiễm.
Bệnh thường xuất hiện tại những nơi đang sống và làm việc tại các vùng/ khu vực đông dân, có điều kiện vệ sinh kém, do tiếp xúc gần với người bị ghẻ hoặc qua trung gian là các vật dụng đang dính trứng ghẻ, cái ghẻ. Triệu chứng ngứa rất dữ dội và tăng lên nhiều vào ban đêm do cái ghẻ đào hầm về đêm, với các sang thương da hay gặp:
- Các tổn thương đỏ, bong vảy da, các mụn nước, nốt và sẩn đỏ đóng vảy, thậm chí chai cứng.
- Vị trí thường gặp ở các nếp kẽ, bờ bên các ngón tay, nếp gấp cổ tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, khuỷu tay, nách, bìu, cơ quan sinh dục nam nữ, quầng vú ở nữ.
- Hang ghẻ do cái ghẻ đào cũng là một đặc điểm giúp dễ chẩn đoán với dạng sẩn cứng hơi lồi, bề mặt có thể có mụn nước, đôi khi có dạng chấm đen trên bề mặt;
- Đỏ da rải rác ở thân mình thể hiện phản ứng viêm tăng nhạy cảm với kháng nguyên của ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabiei;
- Hiện tượng chàm hóa dày sừng cũng có thể xảy ra do sự cào gãi thường xuyên do ngứa mà bệnh nhân gãi liên tục một cách vô thức vào ban đêm dẫn tới da dày sừng, thâm đen.
Điều trị bệnh nhân ghẻ
1. Thuốc dung dịch DEP (diethylphtalate):
Thuốc được dùng khá phổ biến để điều trị ghẻ.DEP là thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị ghẻ hoặc tổn thương da do côn trùng cắn từ nhiều thập kỷ đến nay.Sau khi vệ sinh sạch tay và vùng da bị tổn thương, lau khô và lấy một lượng thuốc vừa đủ, thoa đều, nhẹ nhàng lên vùng da cần điều trị, người lớn ngày từ 1-2 lần.
Đây là thuốc rẻ tiền, ưu tiên hàng đầu trong điều trị, dễ mua và đã sử dụng nhiều năm nay trong điều trị. Chỉ cần vệ sinh sạch sẽ, lau khô và thoa thuốc lên tổn thương, ngày 1-2 lần
( Không tự ý mua thuốc khi không có toa của bác sĩ)
Một số tác dụng phụ của thuốc trên bệnh nhân gồm gây kích ứng da, ngứa da, đỏ rát. Cần ngừng sử dụng thuốc khi có biểu hiện mẫn cảm, tình trạng bệnh không đỡ thì cần tái khám bác sĩ ngay.
2. Dung dịch permethrin 5% dạng xịt hoặc dạng kem thoa:
Thuốc khá an toàn khi dùng điều trị bôi ngoài da, song thuốc cần được sử dụng đúng cách để nhận được kết quả điều trị tốt và tránh các tác dụng phụ không mong muốn phát sinh. Liều dùng tùy mức độ và phạm vi tổn thương da cũng như độ tuổi và khả năng đáp ứng thuốc của từng người.
( Không tự ý mua thuốc khi không có toa của bác sĩ)
Chú ý khi sử dụng thuốc.
+ Vệ sinh sạch và lau khô tay cùng vùng da cần điều trị trước khi bôi thuốc;
+Lấy một lượng thuốc vừa đủ trên đầu ngón tay, thoa một lớp mỏng nhẹ lên trên vùng da cần điều trị.Không lạm dụng hay thoa thuốc với một lượng lớn;
+ Rửa tay thật sạch với xà phòng kháng khuẩn sau khi tiếp xúc với thuốc;
3. Kem thoa lưu huỳnh 5-10%:
( Không tự ý mua thuốc khi không có toa của bác sĩ)
Trước khi đi ngủ bôi thuốc lên toàn thân một lần nữa. Sau 24 giờ bôi thuốc cần tắm kỹ lại để làm sạch lượng thuốc đã bôi trước đó trước khi bôi lần thuốc mới.
Tác dụng phụ có thể xảy ra là thuốc gây nên tình trạng kích ứng da. Tác dụng phụ này có thể sẽ mất đi sau khi cơ thể đã quen thuốc. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài trong một thời gian hoặc có diễn biến nặng hơn thì nên báo với bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời và đúng cách.
4. Viên uống thuốc ivermectin đường dùng toàn thân:
Ivermectin là thuốc đường uống được chỉ định để điều trị khá nhiều bệnh nhiễm ký sinh trùng. Trong bệnh ghẻ, thuốc được kê khi người bệnh không đáp ứng với thuốc thoa
( Không tự ý mua thuốc khi không có toa của bác sĩ)
Thuốc ivermectin có thể gây ra một số tác dụng phụ, tuy đa số là không nghiêm trọng và không kéo dài, nhưng tác dụng phụ có thể tăng lên ở bệnh nhân đồng thời nhiễm nhiều loại ký sinh trùng. Tác dụng phụ có thể gặp và dễ nhận ra gồm sốt, phát ban, ngứa, khó thở…
Một số tác dụng phụ khác hiếm gặp là tăng men gan thoáng qua sau đó tự phục hồi, gây chán ăn, đau dạ dày.
Phòng bệnh và ngăn ngừa ghẻ tái phát
=cần điều trị sớm, tránh tiếp xúc và dùng chung các đồ dùng của người bị bệnh.
- Cần điều trị đồng thời cả gia đình khi trong nhà có người nhiễm ghẻ.
- Đồ dùng, quần áo, chăn ga màn cần giặt tẩy sạch, phơi nắng to, ủi nóng trước khi mặc.
- Tránh dùng chung quần áo và vật dụng cá nhân.
- Vệ sinh hàng ngày sạch sẽ và nếu phát hiện người nhà bị bệnh cần điều trị sớm và xử lý đồ của người nhà
Ghẻ là bệnh lý do nhiễm ký sinh trùng không quá nghiêm trọng nhưng gây khó chịu rất nhiều và hoàn toàn có thể điều trị và phòng bệnh được, tuy nhiên việc điều trị và quản lý ca bệnh là việc rất quan trọng do không chỉ dùng thuốc, dung dịch thoa mà còn cần sự tuân thủ của bệnh nhân và cộng đồng trong sinh hoạt, lối sống và vì bệnh dễ tái phát lại nếu trứng ghẻ hay cái ghẻ còn tồn tại trong nhà và các vật dụng thường hay tiếp xúc, nên cần điều trị và gắn liền song song với khâu phòng bệnh để tránh tái phát bệnh và lan truyền bệnh cho người xung quanh
Nguồn tham khảo: http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=936&ID=12360
- 7 Loại Giun Sán Ký Sinh Ăn Mòn Sức Khỏe Bạn Cần Phải Biết
- Ký sinh trùng là gì ? Nhóm ký sinh trùng sinh vật đơn bào ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể như thế nào
- BỆNH NHIỄM GIUN SÁN CHÓ MÈO
- Đối tượng dễ bị nhiễm sán chó là những ai?
- Các triệu chứng bệnh nhiễm Sán chó Toxocara spp
- Ký sinh trùng lây truyền qua thức ăn
- Làm thế nào để điều trị sán chó khỏi hoàn toàn?
- Báo Cáo Ca Bệnh: Đau Nhức Cơ Thể Nhiều Năm Không Hết
- Nguyên Nhân Gây Ngứa Da Dị Ứng
- Nhiễm Giun Lươn Có Phải Do Ăn Lươn Không?
- Thiếu Máu Và Nhiễm Giun Đũa Chó Toxocara Spp
- Các Triệu Chứng Bệnh Khi Nhiễm Sán Chó