PHÒNG KHÁM MINH PHÚC, 74 Bắc Hải, Phường 6, Q. Tân Bình, Hồ Chí Minh, Ho Chi Minh, 70000, VN. 0988705868

Báo Cáo Ca Bệnh: Đau Nhức Cơ Thể Nhiều Năm Không Hết

Bệnh nhân Lâm Thị E. sinh năm 1967 hiện đang sống tại Q. Bình Tân TP HCM. Đã tới khám với biểu hiện lâm sàng là ngứa gãi xước da toàn thân. Đặc biệt theo lời chồng của người bệnh khi đi cùng có kể là cô E có biểu hiện đau nhức toàn thân nhiều năm. Nhiều khi còn bị nói giống như là “ bệnh giả vớ “ khám nhiều nơi, uống nhiều thuốc mà lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi uể oải không muốn làm việc. Ngoài ra người bệnh vẫn ăn ngủ được, không nhức đầu, không đau bụng, không rối loạn tiêu hóa. Bệnh nhân tâm sự đã đi nhiều nơi nhiều bệnh viện lớn khám mà không tìm ra bệnh. Vô tình lên mạng đọc thông tin về ký sinh trùng và tới Phòng khám Minh Phúc với hy vọng nhỏ nhoi thế nhưng chỉ sau 1 đợt điều trị bệnh nhân đỡ bệnh rất nhiều. Đặc biệt triệu chứng đau nhức cơ thể biến mất hoàn toàn khiến người bệnh và gia đình rất vui.

 

Khi bệnh nhân tới khám đã được làm xét nghiệm bộ giun sán ký sinh trùng tổng quát thường gặp và có 2 chỉ số xét nghiệm đáng chú ý đó là: Toxoplasma Gondii IgG POS 1.65 IU/mL (NEG < 0.94 IU/mL; GZ: 0.94 - 1.23) và CPR  POSITIVE. Tại đây bác sĩ đã kê toa điều trị theo hướng nhiễm Kí sinh trùng trên mèo Toxoplasma Gondii bằng các thuốc đặc trị nguyên nhân phối hợp các thuốc điều trị triệu chứng. Sau 1 tháng bệnh nhân tái khám triệu chứng ngứa đã bớt rất nhiều, cơ thể khỏe mạnh không còn đau nhức cơ thể nữa.

 

1. Toxoplasma Gondii là gì? Biểu hiện bệnh như thế nào?

 

Toxoplasma Gondii là một loại đơn bào ký sinh. Toxoplasma gondii phải ký sinh trong tế bào, nó tồn tại và sinh sản ở loài mèo là ký chủ vĩnh viễn. Ngoài ra còn có chu kỳ phát triển vô tính ở các ký chủ trung gian là loài động vật có vú. Phương thức lây nhiễm của ký sinh trùng mèo khi vào cơ thể người là do người vô tính nuốt phải nang trứng hoặc nang giả từ mèo phát tán ra. Nang trứng phát tán thoa trùng hoặc nang giả phát tán ra đoản trùng sau đó xuyên qua thành ruột và máu và phát tán ra khắp cơ thể sau đó các trùng này xâm nhập vào các tế bào và phát triển thành thể hoạt động trong tế bào, các thể này phát tán và xâm nhập vào các tế bào khác khi tế bào chủ vỡ ra. Các thể hoạt động này sẽ phát triển thành đoản trùng và tạo vách. Lúc nào nang giả sau khi được tạo vách sẽ tăng kích thước, đoản trùng tiếp tục phát triển chậm và tăng thêm số lượng. Một số nang có thể vỡ và giải phóng ra đoản trùng. Lúc này nếu cơ thể bị suy giảm miễn dịnh thì đoản trùng sẽ phát triển gây bệnh và tăng số lượng. Nếu cơ thể khỏe thì sẽ phát ra miễn dịch và lúc này đoản trùng sẽ bị tiêu diệt.

 

>> Xem Thêm: Điều Trị Nám Da Bằng Dược - Mỹ Phẩm

 

Toxoplasma Gondii là gì
Chu trình sinh học của Toxoplasma gondii

 

Biểu hiện bệnh ở người bình thường thì có tới 90% không có triệu chứng. Một số thì có các triệu chứng như là ngây ngấy sốt, người uể oải mệt mỏi, đổ mồ hôi “ trộm”, đau nhức cơ thể, đau bụng, đau họng không rõ nguyên nhân. Có trường hợp thì bị viêm màng mạch – Võng mạc (chorio-retinitis).

 

Như vậy ở trường hợp bệnh nhân E thì rõ ràng bệnh nhân có đau nhức cơ thể lâu năm, điều trị nhiều nơi mà không thuyên giảm nhưng sau 1 đợt điều trị ký sinh trùng mèo Toxoplasma Gondii bệnh đã đỡ hẳn.

 

2. Điều trị Toxoplasma Gondii

 

Điều trị Toxoplasma Gondii ở người có hệ miễn dịch bình thường cũng đơn giản nếu được chẩn đoán đúng bệnh. Thuốc đặc trị được sử dụng là Pyrimethamine…ngoài ra có thêm 1 số thuốc hỗ trợ khác tùy thuộc vào triệu chứng bệnh nhân gặp phải.

 

Đặc biệt lây nhiễm Toxoplasma Gondii đặc biệt cần lưu ý nếu bệnh nhân có suy giảm miễn dịch như HIV/ AIDS. Hay ở những bệnh nhân có suy giảm miễn dịch nhưng không phải HIV  thì ½ số bệnh nhân có biểu hiện bệnh ở cơ quan thần kinh trung ương như viêm não – viêm màng não, u não và bệnh nhân có thể bị liệt hoàn toàn hoặc không hoàn toàn , có cơn động kinh co giật, tính tình thay đổi bất thường, mắt bị rối loạn, viêm cơ tim, viêm phổi.

 

>> Xem Thêm: Bệnh Hôi Miệng

 

3. Chuẩn đoán và phòng bệnh

 

Để chẩn đoán bệnh nhiễm Toxoplasma Gondii hiện nay thường làm nhất là kỹ thuật IFA (indirect fluorescent antibody) và EIA (enzyme immuno assay), 2 kỹ thuật này để phát hiện Toxoplasma Gondii IgG và IgM, kết quả đánh giá như sau:

 

Caption

 

4. Phòng bệnh vẫn là biện pháp tốt nhất hiện nay

 

  • Ưu tiên phòng bệnh là phụ nữ có thai và những người có hội chứng suy giảm miễn dịch nhưng chỉ số huyết thanh âm tính.
  • Không ăn thịt sống hoặc thịt nấu không chín kỹ.
  • Rửa tay xà phòng sau khi tiếp xúc tiếp xúc với thịt tươi sống, sau khi làm vườn tiếp xúc với đất cát.
  • Rửa kỹ thực phẩm, rau củ quả.
  • Tránh tiếp xúc với phân hay chất thải tiết của mèo.
  • Sàng lọc Toxoplasma bẩm sinh và ở phụ nữ có thai hoặc chuẩn bị mang thai.

 

>> Xem Thêm: Đặt Lịch Chuẩn Đoán Bệnh Ngay

 

Như vậy ở trường hợp bệnh nhân E đã được phát hiện và điều trị bằng thuốc đặc trị đem lại niềm vui cho bệnh nhân và gia đình.

 

 

 

Copyright © PHÒNG KHÁM MINH PHÚC
Online: 124 | Tổng truy cập: 369079
ĐẶT LỊCH KHÁM
zalo 0988705868
zalo
Messenger
https://www.facebook.com/Ph%C3%B2ng-kh%C3%A1m-chuy%C3%AAn-khoa-Minh-Ph%C3%BAc-112680988232328/