PHÒNG KHÁM MINH PHÚC, 74 Bắc Hải, Phường 6, Q. Tân Bình, Hồ Chí Minh, Ho Chi Minh, 70000, VN. 0988705868

BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ MỚI NỔI LÊN GẦN ĐÂY LÀ GÌ?

BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ MỚI NỔI LÊN GẦN ĐÂY LÀ GÌ?

I-DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH:

Các giai đoạn bệnh & triệu chứng kèm theo

·       Sốt;

·       Đau đầu dữ dội;

·       Mệt mỏi, uể oải;

·       Ớn lạnh;

·       Đau mỏi cơ, đau lưng.

·       Nổi hạch ở mặt, mắt, miệng, lòng bàn chân, lòng bàn tay, cơ quan sinh dục, ...

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh đậu mùa khỉ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

·       Nhiễm trùng máu;

·       Viêm não;

·       Viêm phế quản phổi;

·       Nhiễm trùng giác mạc;

·       Mất thị lực.

Triệu chứng theo từng giai đoạn sẽ như sau:

Giai đoạn ủ bệnh: từ 6 đến 13 ngày, (dao động từ 5 đến 21 ngày). Người nhiễm không có triệu chứng và không có khả năng lây nhiễm.

Giai đoạn khởi phát: từ 1 đến 5 ngày với các triệu chứng chính là sốt và nổi hạch ngoại vi toàn thân. Kèm theo người bệnh có thể có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, đau họng, đau cơ. Virus có thể lây sang người khác từ giai đoạn này.

Giai đoạn toàn phát: đặc trưng bởi sự xuất hiện của các ban trên da, thường gặp sau sốt từ 1 đến 3 ngày, với tính chất sau:

Vị trí: phát ban có xu hướng ly tâm, gặp nhiều trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Ban cũng có thể gặp ở miệng, mắt, cơ quan sinh dục.

Tiến triển ban: tuần tự từ rát (tổn thương có nền phẳng) đến sẩn (tổn thương cứng hơi nhô cao) đến mụn nước (tổn thương chứa đầy dịch trong) đến mụn mủ (tổn thương chứa đầy dịch vàng) đến đóng vảy khô đến bong tróc và có thể để lại sẹo.

 Kích thước tổn thương da: trung bình từ 0,5 - 1cm.

Số lượng tổn thương da trên một người có thể từ vài nốt cho đến dày đặc. Trường hợp nghiêm trọng các tổn thương có thể liên kết với nhau thành các mảng tổn thương da lớn.

Giai đoạn hồi phục: các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần rồi tự khỏi. Người bệnh hết các triệu chứng lâm sàng, các sẹo trên da có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

 

II- CON ĐƯỜNG LÂY NHIỄM GÂY BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ

1. Lây từ người sang người

Bệnh đậu mùa khỉ lây từ người sang người khi tiếp xúc với vết thương, các nốt phát ban trên da hoặc niêm mạc của người bệnh.

Thêm vào đó, chúng ta cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với dịch thể người mắc bệnh (nước bọt, máu, tinh dịch). Ngoài ra, phụ nữ mang thai mắc đậu mùa khỉ có thể lây bệnh cho con qua nhau thai.

2. Lây từ động vật sang người

Nguồn gốc chính gây bệnh đậu mùa khỉ trong tự nhiên được cho là có liên quan đến các loài động vật gặm nhấm ở châu phi như sóc, chuột cống, họ chuột sóc, ... Ngoài ra, khỉ và các loại động vật khác cũng có thể nhiễm bệnh và lây cho người thông qua vết cắn, xước trên da. Người có thể bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ nếu ăn thịt động vật nhiễm bệnh chưa được nấu chín.

3. Lây từ đồ vật mang virus đậu mùa khỉ

Nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ có thể xảy ra khi tiếp xúc với đồ dùng có chứa virus của người bệnh (khăn tắm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, quần áo, chăn màn, ...).

4. Bệnh đậu mùa khỉ có lây qua đường tình dục không?

Đậu mùa khỉ không phải thuộc nhóm bệnh bệnh lây lan qua đường tình dục (STDs), tuy nhiên quan hệ tình dục có thể là yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

STDs là các bệnh có đường lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục (bao gồm cả quan hệ tình dục đường miệng, hậu môn). Herpes sinh dục là STDs và có thể lây lan khi tiếp xúc với da, nhưng không phải là đường lây chính. Ngược lại, bệnh đậu mùa khỉ có nhiều con đường lây truyền, chủ yếu là qua tiếp xúc với tổn thương da của người bệnh, vật dụng trung gian như quần áo, bàn chải răng, ... Ngoài ra, virus có thể lây truyền khi tiếp xúc với chất tiết đường hô hấp như nước bọt, chất nhầy, ... Vì vậy, bệnh đậu mùa khỉ không được xem là bệnh lây truyền qua đường tính dục.

Hiện nay, chưa biết rõ được virus đậu mùa khỉ có lây qua tinh dịch, dịch âm đạo như STDs không. Tuy nhiên, hành vi quan hệ tình dục sẽ làm tăng sự tiếp xúc gần gũi và tăng nguy cơ lây qua đường tiếp xúc với da và chất tiết đường hô hấp.

III – NGUYÊN NHÂN GÂY ĐẬU MÙA KHỈ

Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi vi rút đậu mùa khỉ thuộc họ Poxviridae. Hầu hết các ca bệnh thường xuất hiện ở gần các khu rừng nhiệt đới, là nơi sinh sống của động vật mang vi rút gây bệnh.

Đây là bệnh truyền nhiễm từ động vật do vi rút gây ra, tức là bệnh có thể lây truyền từ động vật sang người. Bệnh cũng có thể lây truyền từ người sang người thông qua các con đường như tiếp xúc với máu, dịch cơ thể, vảy vết thương của người hoặc động vật bị nhiễm bệnh, tiếp xúc với các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật như lông, da, ăn phải thịt động vật đã bị nhiễm đậu mùa khỉ khi không được nấu chín, chạm vào những đồ dùng, vật dụng mà người bệnh đã từng sử dụng. Tiếp xúc với vết thương của người bệnh, tiếp xúc với giọt bắn đường hô hấp khi người bệnh ho hoặc hắt xì, tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của người mắc đậu mùa khỉ.

IV. Phòng ngừa và điều trị bệnh đậu mùa khỉ

Hiện nay chưa có vaccine đặc hiệu giúp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, tiêm vaccine đậu mùa có hiệu quả bảo vệ lên đến 85%. Ngoài ra, các biện pháp sau có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh:

·       Tránh tiếp xúc gần gũi, da kề da (ôm, hôn, quan hệ tình dục, ...) với người có triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ.

·       Người mắc bệnh đậu mùa khỉ được khuyến cáo sử dụng bao cao su trong 12 tuần sau khi khỏi bệnh cho tới khi biết thêm về khả năng lây nhiễm trong giai đoạn hồi phục.

·       Không tiếp xúc với các vết xước, phát ban trên da người bệnh.

·       Không dùng chung dụng cụ ăn uống, đồ dùng cá nhân (chăn mền, khăn tắm, quần áo, ...) với người bệnh.

·       Tránh tiếp xúc với động vật có nguy cơ nhiễm đậu mùa khỉ.

·       Ăn chín, uống sôi.

·       Rửa tay thường xuyên.

IV- CÓ NÊN TIÊM PHÒNG PHÒNG NGỪA ĐẬU MÙA KHỈ HAY KHÔNG ?

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam, việc có nên tiêm vắc-xin đậu mùa khỉ hay không phụ thuộc vào việc bản thân có đang nằm trong nhóm nguy cơ cao hay không. Cụ thể, nhóm nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ bao gồm những đối tượng như sau:

·       Người đã tiếp xúc với người đậu mùa khỉ: Cần được tiêm phòng vắc-xin sau phơi nhiễm;

·       Người hỗ trợ chăm sóc hoặc khám chữa bệnh cho các trường hợp mắc bệnh: Tiêm chủng chủ động vắc-xin đậu mùa khỉ cho nhóm đối tượng này để phòng ngừa lây nhiễm gồm nhân viên y tế, nhân viên làm việc tại các phòng xét nghiệm.

Một lý do khác khiến vắc-xin phòng bệnh đậu mùa khỉ không được tiêm đại trà là bởi virus đậu mùa khi không dễ lây lan, thêm vào đó bệnh đậu mùa khỉ có thể tự khỏi sau một thời gian điều trị. Tóm lại, nếu bạn không thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao nêu trên thì không cần thiết phải tiêm vắc-xin đậu mùa khỉ.

5. Điều trị

·     Chăm sóc hỗ trợ, điều trị triệu chứng

·     Cách ly người bệnh

·     Thuốc kháng virus: Có thể dùng tecovirimat

Chăm sóc điều trị cho bệnh đậu mùa khỉ cần được tối ưu hóa để giảm nhẹ các triệu chứng, quản lý các biến chứng và ngăn ngừa di chứng lâu dài. Điều trị bệnh đậu mùa khỉ cơ bản là hỗ trợ; dùng kháng sinh đối với nhiễm khuẩn thứ phát.

Thuốc kháng virus tecovirimat được phát triển cho bệnh đậu mùa đã được Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) cấp phép cho bệnh đậu mùa khỉ vào năm 2022 dựa trên dữ liệu trong các nghiên cứu trên động vật và con người. Nó vẫn chưa được phổ biến rộng rãi.

Nguồn: Tổng hợp

 

Copyright © PHÒNG KHÁM MINH PHÚC
Online: 41 | Tổng truy cập: 368695
ĐẶT LỊCH KHÁM
zalo 0988705868
zalo
Messenger
https://www.facebook.com/Ph%C3%B2ng-kh%C3%A1m-chuy%C3%AAn-khoa-Minh-Ph%C3%BAc-112680988232328/