1. Đôi nét về sán gạo heo
- Sán gạo heo khi xâm nhập vào cơ thể người có thể ở dạng trưởng thành và ấu trùng. Trong bài việt này sẽ tập trung nói về nang ấu trùng sán gạo heo (Cysticercus cellusae). Khi nang ấu trùng xâm nhập vào tổ chức mô, các tổn thương được hình thành sẽ tùy theo vị trí của mô cũng như độ trưởng thành của nang mà có kích thước khác nhau, ngoài ra còn phụ thuộc vào độ lỏng lẻo của mô liên kết xung quanh. Giai đoạn đầu, với sự chèn ép nhẹ của các nang sán thì các mô chỉ có phản ứng nhẹ. Tới giai đoạn thoái hóa của nang thì phản ứng viêm trở nên nặng nề hơn với sự thâm nhiễm nhiều tế bào sau đó tiến triển thanh u hạt rồi tổn thương xơ hóa và hóa vôi.
- Tùy thuộc vị trí nang sán mà triệu chứng bệnh đa dạng. Có khoảng 25% bệnh nhân nhiễm ấu trùng sán gạo heo kết hợp với nhiễm sán trưởng thành.
- Thể ở não chiếm tới 96% các trường hợp nhiễm ấu trùng sán gạo heo và cũng là nguyên nhân thường gặp nhất trong các bệnh thần kinh nguyên nhân do nhiễm ký sinh trùng. Thời gian ủ bệnh tùy thuộc vào mỗi các thể, trung bình từ 4 tới 5 năm nhưng cũng có trường hợp tới 15 năm mới phát bệnh. Trong thời gian ủ bệnh các nang còn sống chỉ gây nên những phản ứng rất nhẹ không đáng kể không được chú ý. Khi nang đang thoái hóa, sự rối loạn thẩm thấu làm nang nở to nhanh chóng chèn ép vào mô não gây nên các triệu chứng lâm sàng rõ rệt. Ngoài ra kháng nguyên thoát ra từ nang gây phù não do kích thích tạo phản ứng viêm. Sự tắc nghẽn trong não thất và các lỗ thông cũng gây nên triệu chứng bệnh lý khi nang hóa vôi. Với các nang ở dạng chùm hoa thì có thể gây ra triệu chứng chèn ép sớm hơn ( Nang chùm hoa là những nang bất thường, không chứa đầu sán nhưng phát triển liên tục thành dạng chùm).
Ấu trùng sán gạo heo
- Mức độ biểu hiện bệnh sẽ có nhiều yếu tố chi phối như số lượng, vị trí ký sinh của nang ( màng não, nhu mô, não thất…hay hỗn hợp), giai đoạn phát triển của nang ( còn sống, hoại tử, u hạt, vôi hóa…) và khả năng miễn dịch của ký chủ. Các triệu chứng thì vô cùng đa dạng phong phú. Với tổn thương ở nhu mô não thì có thể gây co giật động kinh, liệt nửa người, rối loạn vận động cảm giác, liệt các dây thần kinh sọ não, rối loạn tâm thần. Tổn thương ở não giữa gây nên hội chứng Parkinson có thể hồi phục. Ở não thất và màng não thì làm tăng áp lực nội sọ, não úng thủy. Nhồi máu não có trong trường hợp mạch máu bị viêm tắc nghẽn do nang ấu trùng. Có trường hợp nang ấu trùng chèn ép các rễ thần kinh, tổn thương dây V hoặc tấn công tủy sống gây liệt 2 chi dưới tuy nhiên nếu được phẫu thuật sớm thì đều hồi phục được. Chẩn đoán thể ở não thì có thể thấy dịch não tủy có áp lực tăng, protein tăng, glucose giảm, tăng bạch cầu eosin và lympho.
- Với thể ở mắt chiếm 13-46% các trường hợp nhiễm ấu trùng sán gạo heo và cũng là thể thường gặp nhất trong các bệnh nhiễm giun sán ký sinh ở người. Vị trí sán tồn tại có thể ở dưới võng mạc, trong dịch pha lê, kết mạc, tiền phòng…các biểu hiện lâm sàng có thể là đau quanh nhãn cầu, chói mắt, giảm hoặc mất hẳn thị lực. Tăng nhãn áp có thể xảy ra khi tắc nghẽn làm teo võng mạc, đục thủy tinh thể, sẹo võng mạc.
>> Xem thêm: Giới thiệu về Phòng Khám Minh Phúc
- Với thể trong cơ thì diễn biến bệnh thường âm thầm, nang ấu trùng sau khi xâm nhập sẽ phát triển thành nốt vôi hóa. Trường hợp nặng thì có viêm cơ, sốt, tăng bạch cầu ái toan. Một vài trường hợp trước khi teo và xơ hóa cơ thì có biểu hiện giả phì đại cơ.
- Với thể dưới da tổn thương sẽ là u nhỏ hoặc nhú gái, không đau, tròn, có độ đàn hồi hoặc chắc như u sợi thần kinh, chất u có thể là calci hoặc bã đậu.
- Ở các vị trí khác có thể xuất hiện là cơ tim, phổi, thận.. nhưng tỉ lệ ít gặp và được phát hiện khi sinh thiết.
2. Các phương pháp để chẩn đoán nhiễm ấu trùng sán gạo heo
- Phương tiện chẩn đoán hình ảnh rất hữu ích trong định hướng bệnh. X-quang cho phép tìm thấy các tổn thương hóa vôi khi các nang ấu trùng xuất hiện trong cơ. Ngoài ra hiện này thì chụp CT-Scanner và MRI cũng có giá trị trong việc xác định vị trí, số lượng, mức độ phát triển và lan rộng của tổn thương.
- Sinh thiết mô bệnh.
- Trong thể ở mắt, soi đáy mắt sẽ thấy hạt trắng trong hơi mờ, co dãn phập phồng.
- Chẩn đoán miễn dịch tìm kháng nguyên hoặc kháng thể trong huyết thanh, dịch não tủy cũng cho kết quả chính xác. Phổ biến nhất là ELISA, có độ nhậy và độ đặc hiệu cao khi phát hiện kháng thể còn phát hiện kháng nguyên thì độ nhậy thấp hơn.
- Thiếu Máu Và Nhiễm Giun Đũa Chó Toxocara Spp
- Các Triệu Chứng Bệnh Khi Nhiễm Sán Chó
- Các Biến Chứng Của Bệnh Sán Chó
- Biểu Hiện Nào Cho Thấy Bạn Đã Bị Nhiễm Sán Chó ?
- Nguyên Nhân Gây Nên Bệnh Sán Chó Mèo
- Đau Bụng Giun Ở Trẻ: Biểu Hiện Và Cách Chữa Trị
- Tại Sao Trẻ Em Lại Nhiễm Giun Sán Nhiều? Triệu Chứng Phát Bệnh
- Lý Do Có Nhiều Giun Sán Ký Sinh Trùng? Các Biện Pháp Phòng Bệnh Giun Sán
- Câu Hỏi Tư Vấn Về Bệnh Giun Đũa Chó
- Các Loại Giun Truyền Qua Đất: Bạn Đã Biết Chưa?
- Bệnh Giun Đũa Nguy Hiểm Như Thế Nào?
- Bệnh Sán Chó Có Triệu Chứng Gì?