Câu hỏi: Bé nhà em nay được 4 tuổi, ngứa nhiều về đêm, đêm con hay khó chịu dẫn tới ngủ không được yên giấc, liệu con em có nhiễm giun không bác sĩ?
Câu trả lời:
Chào chị! Trẻ em từ tầm 3-5 tuổi cũng rất dễ gặp tình trạng viêm da cơ địa gây nên ngứa, tuy nhiên ở độ tuổi này con chưa phân biệt được sạch - dơ lại thích khám phá những cái mới nên dễ tiếp xúc với nguồn bệnh ký sinh trùng như từ thú cưng, đất, nước dơ…
Những loại giun sán trẻ em hay mắc phải có vài loại cần chú ý như sau nhé:
1 Giun kim
Các triệu chứng của nhiễm giun kim
Khi mới nhiễm phải trứng giun, các triệu chứng khi nhiễm giun kim thường không đặc trưng.
Khi đã nhiễm giun kim trong thời gian dài, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng:
Ngứa nhiều vùng hậu môn thậm chí cả âm đạo, ngứa tăng lên về ban đêm.
Khó ngủ, mất ngủ, khó chịu, nghiến răng và bồn chồn.
Thỉnh thoảng đau bụng và buồn nôn và nôn.
Đối tượng nào có nguy cơ nhiễm giun kim?
Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm giun kim bao gồm:
Trẻ nhỏ: bệnh giun kim không phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi nhưng lại thường gặp ở trẻ từ 3 – 10 tuổi. Trứng giun dễ lây lan từ người này qua người khác.
Sống ở nơi đông đúc: Trong khu vực có người nhiễm bệnh thì có nguy cơ lây lan.
2 Giun đũa
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá, đau bụng quanh rốn, có khi đau âm ỉ nhưng cũng có khi đau dữ dội kèm tiêu chảy hoặc táo bón, nôn và buồn nôn, không thèm ăn.
Trẻ sụt cân, suy dinh dưỡng do chán ăn và giun sử dụng chất dinh dưỡng của cơ thể
Lồng ruột hoặc tắc ruột
Các biểu hiện của nhiễm độc thần kinh như co giật, động kinh…
Giun đũa di chuyển có thể gây viêm ruột, viêm túi cùng…
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Người bệnh cần đi gặp bác sĩ nếu thấy trên da nổi mẩn đỏ, ngứa trên da, mề đay đột ngột
Tiêu chảy, đau bụng kéo dài.
Giảm sút cân không rõ nguyên nhân.
Nhìn thấy giun trong phân hoặc nôn ra giun
3 Giun lươn
Hầu như nhiễm giun lươn không có triệu chứng hoặc không có triệu chứng đặc trưng. Có thể xuất hiện các biểu hiện triệu chứng qua da, đường tiêu hóa hay hô hấp.
Qua da: Ấu trùng có thể xuyên qua da tạo thành hội chứng ấu trùng di chuyển dưới da, tại vị trí đó xuất hiện viêm, đỏ, ngứa kèm theo dị ứng nổi mề đay rải rác toàn thân.
Đường tiêu hóa: Những triệu chứng nôn và buồn nôn, chán ăn, ăn không ngon. Người bệnh có thể bị tiêu chảy kéo dài,hội chứng ruột kích thích nhưng cũng có trường hợp táo bón dẫn tới tắc ruột.
Đường hô hấp : Trường hợp nhẹ sẽ bị khò khè, ho, chảy mũi. Khi bội nhiễm hoặc đồng nhiễm cùng các bệnh khác thường gây ho, khò khè, khó thở, thở nhanh, ho ra máu, đau ngực kiểu màng phổi trường hợp nặng gây ra hội chứng nguy kịch hô hấp cấp ở người lớn (ARDS) cần phải thông khí cơ học.
Hội chứng tăng nhiễm: Thường cùng xảy ra trên cơ địa người suy kiệt, suy giảm miễn dịch, bệnh lý ác tính, đái tháo đường, nghiện rượu.
4 Giun đũa chó
Hầu hết người bị nhiễm giun đũa chó thường không có triệu chứng biểu hiện nên nhiều người không biết mình bị nhiễm bệnh. Chỉ khi giun đũa chó tồn tại lâu trong cơ thể, mắc kẹt, tấn công vào các cơ quan nội tạng trong cơ thể, người bệnh mới có thể xuất hiện các triệu chứng như: sốt, thở khò khè, ho, đau bụng, mệt mỏi, phát ban trên da gây ngứa (mề đay), viêm phổi, gan to, lách to hay còn gọi là hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng.
Bệnh giun đũa chó nếu tấn công ở mắt thường chỉ ảnh hưởng một bên mắt gọi là hội chứng ấu trùng di chuyển ở mắt. Các triệu chứng của bệnh giun đũa chó ở mắt có thể gây đau và đỏ mắt, sẹo và tổn thương võng mạc, viêm màng bồ đào, giảm thị lực thậm chí dẫn tới mù không hồi phục.
Do vậy để biết được nguyên nhân chính xác thì sẽ cần khám bác sĩ chuyên khoa, thực hiện xét nghiệm máu tầm soát từ đó điều trị theo đúng phác đồ để bé nhanh khỏi bệnh nhé!
BS Lê Thị Hương Giang
- Phòng khám chuyên khoa Minh Phúc - Tận Tâm - Hiệu Quả
- CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN NHIỄM GIUN ĐŨA (ASCARIS LUMBRICOIDES)
- XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN GIUN LƯƠN (STRONGLYLOIDES STERCORALIS)
- DỊ NGUYÊN GÂY DỊ ỨNG
- Phân biệt các loại sán chó
- XÉT NGHIỆM ELISA GIUN SÁN CHÓ
- Mùa hè - Mùa mưa - Ghẻ xuất hiện nhiều
- XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG : NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
- Nhận biết 4 dấu hiệu có thể bạn đã bị giun đũa chó? Cách điều trị thế nào?
- GIUN ĐŨA NỖI ÁM ẢNH
- Ấu trùng Giun đầu gai Gnathostoma spp. ký sinh ở da và phủ tạng cơ thể
- 7 Loại Giun Sán Ký Sinh Ăn Mòn Sức Khỏe Bạn Cần Phải Biết