Các xét nghiệm dị ứng giúp xác định chính xác chất gây dị ứng và mức độ phản ứng của cơ thể với chất này. Từ đó, giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhằm giảm triệu chứng và nguy cơ tái phát. Có nhiều loại xét nghiệm dị ứng bao gồm xét nghiệm trên da hoặc xét nghiệm máu. Tùy từng thể trạng và triệu chứng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện hình thức xét nghiệm phù hợp.
Nội dung chi tiết:
Bệnh lý dị ứng:
Dị ứng là một phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với các chất không gây hại như phấn hoa, chất tiết của côn trùng, lông động vật, hoặc thực phẩm. Nhưng khi bị dị ứng, hệ thống miễn dịch sẽ chống lại nó như vi trùng hoặc virus.
Khi bạn bị dị ứng, hệ thống miễn dịch sản xuất kháng thể để chống lại các tác nhân gây dị ứng, dẫn đến các triệu chứng như hắt hơi, ngứa, nổi mề đay và khó thở, viêm da, viêm mũi dị ứng hoặc rối loạn tiêu hóa.
Mức độ dị ứng biến đổi từ nhẹ sang nghiêm trọng và 1 số trường hợp có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ cần được cấp cứu ngay lập tức. Mặc dù hầu hết các bệnh dị ứng không thể chữa khỏi nhưng các phương pháp điều trị hiện đại giúp kiểm soát và giảm thiểu triệu chứng, cải thiện chất lượng sống cho những người mắc bệnh dị ứng.
Các phương pháp xét nghiệm dị ứng:
– Test lẩy da: Đây là một xét nghiệm một xét nghiệm dị ứng được sử dụng để xác định dị nguyên gây ra các triệu chứng dị ứng.. Xét nghiệm lẩy da đánh giá những bệnh lý dị ứng nhanh qua trung gian IgE như mày đay cấp, sốc phản vệ, phù mạch, viêm mũi dị ứng, hen phế quản… Dị nguyên làm test lẩy da: một số dị nguyên được sản xuất và có sẵn như bọ nhà, một số loại nấm mốc, sữa, tôm, cua, cá, lông chó, lông mèo, phấn hoa,.. Xét nghiệm này có giá trị nếu âm tính vì giá trị xét nghiệm âm tính rất cao trên 95% tuy nhiên giá trị xét nghiệm dương tính khá thấp khoảng 50%.
Test lẩy da - Tầm soát dị ứng
– Test áp trên da: giúp phát hiện chất gây dị ứng khi da tiếp xúc trực tiếp với những chất ngoại lai, tuy nhiên thử nghiệm này không dùng để phát hiện dị ứng thực phẩm hoặc dị ứng với các chất trong không khí khi hít phải gây ra hắt hơi, hen suyễn hoặc phát ban.Chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có các phản ứng dị ứng chậm như viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, hồng ban đa dạng, …Độ nhạy: khoảng 50%
Test áp bì giúp người bệnh loại trừ các bệnh về da khác khi tìm ra dị nguyên, thủ phạm gây ra tình trạng dị ứng da
– Test kích thích: là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán dị ứng thuốc. Xét nghiệm này được chỉ định để chẩn đoán các phản ứng quá mẫn nhanh. Nguyên lý của xét nghiệm là cho người bệnh tiếp xúc với thuốc nghi ngờ gây dị ứng để tái hiện lại các phản ứng dị ứng
– Xét nghiệm máu Định lượng IgE toàn phần góp phần định hướng nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng dị ứng. Định lượng IgE đặc hiệu với từng loại dị nguyên có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán tìm nguyên nhân dị ứng. Tuy nhiên, cũng giống như xét nghiệm lẩy da, giá trị xét nghiệm âm tính rất cao, có ý nghĩa trong việc chẩn đoán loại trừ dị ứng thức ăn, nhưng giá trị chẩn đoán dương tính lại thấp, độ nhạy thậm chí thấp hơn xét nghiệm lẩy da.
– Xét nghiệm ELISA: Total IgE
Nguyên tắc thực hiện: phương pháp ELISA: các giếng kháng thể được phủ kháng thể đa dòng anti-human IgE, được ủ với huyết thanh bệnh nhân, huyết thanh anti human gắn nhãn peroxidase, dung dịch phản ứng màu chromogen, đo quang ở 450nm. Phương pháp này xác định tổng hàm lượng IgE, được xem như là xét nghiệm sàng lọc chẩn đoán bệnh dị ứng.
Xét nghiệm IgE chẩn đoán bệnh dị ứng
– Xét nghiệm Immunoblot EUROLINE: que thử chẩn đoán dị ứng nguyên, thực hiện hơn 53 dị ứng nguyên một lần xét nghiệm. Xét nghiệm Panel dị ứng miễn dịch 60 dị nguyên bao gồm:
Nếu có nhu cầu tư vấn thì liên hệ phòng khám để có thông tin chi tiết hơn.
Tư vấn miễn phí: 0988705868 BS Hương Giang
- Phòng khám chuyên khoa Minh Phúc - Tận Tâm - Hiệu Quả
- CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN NHIỄM GIUN ĐŨA (ASCARIS LUMBRICOIDES)
- XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN GIUN LƯƠN (STRONGLYLOIDES STERCORALIS)
- Phân biệt các loại sán chó
- XÉT NGHIỆM ELISA GIUN SÁN CHÓ
- Mùa hè - Mùa mưa - Ghẻ xuất hiện nhiều
- XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG : NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
- Nhận biết 4 dấu hiệu có thể bạn đã bị giun đũa chó? Cách điều trị thế nào?
- GIUN ĐŨA NỖI ÁM ẢNH
- Ấu trùng Giun đầu gai Gnathostoma spp. ký sinh ở da và phủ tạng cơ thể
- 7 Loại Giun Sán Ký Sinh Ăn Mòn Sức Khỏe Bạn Cần Phải Biết
- Ký sinh trùng là gì ? Nhóm ký sinh trùng sinh vật đơn bào ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể như thế nào