PHÒNG KHÁM MINH PHÚC, 74 Bắc Hải, Phường 6, Q. Tân Bình, Hồ Chí Minh, Ho Chi Minh, 70000, VN. 0988705868

7 Loại Giun Sán Ký Sinh Ăn Mòn Sức Khỏe Bạn Cần Phải Biết

Giun sán được biết đến một trong những sinh vật đa bào có hại cho sức khỏe con người. Chúng có thể sống tự do trong các môi trường kỵ khí như đất, phân động vật, nước thải hoặc ký sinh trong cơ thể động vật, con người và ăn mòn sức khỏe của con người chúng ta.

 

1. Giun Anisakis

Bệnh do nhiễm ký sinh trùng Anisakis xảy ra khi ăn phải cá sống ở vùng nước mặn hoặc nấu chưa chín chứa ấu trùng giun Anissakis simplex. Những biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa. .... sẽ xuất hiện sau khi ăn phải ấu trùng vài giờ.

2. Giun đũa

Sống trong ruột non từ 12-24 tháng. Nếu số lượng nhiều thì có thể gây tắc ruột, tắc ống dẫn mật, ống tụy, viêm ruột thừa do giun trưởng thành chui vào. Ở trẻ em có nhiều giun đũa sẽ gây suy dinh dưỡng.

3. Sán lá gan

Sán lá gan bao gồm 2 loại phổ biến: sán lá lớn ở gan Fasciola sp và sán nhỏ ở gan thuộc họ Opissthorchidae. Sán lá gan ký sinh trong gan, trưởng thành trong ống mật nhưng giữa sán lá lớn ở gan và sán lá nhỏ ở gan hoàn toàn khác nhau về: loại ốc ký chủ trung gian, hình dang, cơ chế gây bệnh sán gan, biểu hiẹn lâm sàng. Do đó, khác nhau về chẩn đoán và điều trị.

Người bệnh bị sán lá lớn ở gan thường hay đau vùng thượng vị hay vùng hạ sườn phải. Còn với bệnh do sán lá nhỏ ở gan, nếu nhiễm nhiều sán thì gan sưng to dần và đau bụng.

4. Giun móc

Thường tìm thấy trong phân, cả trong phân người bệnh sau khi đã uống thuốc sổ giun. Giun móc vừa hút máu để sống, vừa tiết ra chất chống đông máu, gây chảy máu từ vết thương do miệng giun cắn vào trong ruột. Giun móc gây ra tình trạng thiếu máu, thiếu sắt.

5. Trứng giun kim (Enterobius vermicularis) phát tán ra bên ngoài qua động tác gãi hậu môn, giũ quần, chăn , chiếu. Bệnh lây lan do yếu tố vệ sinh cá nhân nên xuất hiện khắp nơi, kể cả xứ nóng lẫn xứ lạnh. Tỷ lệ trẻ em nhiễm cao hơn người lớn. Đô thị nhiễm cao hơn vùng nông thôn.

Bệnh mang tính chất gia đình: trong nhà nếu có trẻ bị nhiễm giun kim thì người trong gia đình cũng thường bị lây nhiễm do sống chung và chăm sóc bé.

Biểu hiện lâm sàng duy nhất dễ nhận biết là ngứa hậu môn do giun cái đẻ trứng ở rìa hậu môn khi trẻ ngủ. So với các thời điểm khác trong ngày thì cảm giác ngứa hậu môn thường tăng vào ban đêm. Do bị ngứa, trẻ hay gãi hậu môn, gây chàm hóa vùng niêm mạc hậu môn hoặc có thể gây trầy xước, dẫn đến nhiễm trùng.

Rối loạn tiêu hóa do giun kim biểu hiện bởi chứng hay đau bụng, biếng ăn, buồn nôn, tiêu chảy. Sự rối loạn thần kinh cũng thường gặp ở trẻ hay bị nhiễm giun kim hoặc nhiễm số lượng nhiều.

6. Giun lươn

Giun lươn Strongyloides stercoralis sống ở ruột non. Thường, nhiễm giun lươn không có biểu hiện lâm sàng. Nhiễm giun lươn sẽ gây đau vùng thượng vị dễ nhầm với viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy, buồn nôn, sụt cân. Giun lươn cũng có thể gây bệnh nặng,  bộc phát toàn thân trên cơ địa suy giảm miễn dịch.

7. Giun tóc

Giun tóc Trichuris trichirua sống trong ruột già. Thông thường nhiễm giun tóc không có biểu hiện lâm sàng. Khi nhiễm nặng sẽ đi ra phân nhầy có máu. Ở trẻ, nhiễm giun tóc còn gây tiêu chảy với triệu chứng sa trực tràng, thiếu máu, giảm protein máu và chậm lớn.

Tóm lại:

Khác với động vật ăn thịt, ký sinh trùng thường nhỏ hơn rất nhiều so với ký chủ nhưng tốc độ sinh sản nhanh hơn. Chúng cũng có thể tồn tại dưới dạng ký sinh nội sinh hay ngoại sinh, ký sinh trên hoặc dưới da, ký sinh hoàn toàn hay không hoàn toàn. Chúng sống hoàn toàn phụ thuộc vào ký chủ để tồn tại, phát triển và sinh sôi. Do đó, ký sinh trùng hiếm khi giết chết ký chủ, nhưng nó có thể là nguồn lây lan bệnh tật, và một vài trong số này có thể gây tử vong cho ký chủ.

 

Nguồn tham khảo: nhiều nguồn

Copyright © PHÒNG KHÁM MINH PHÚC
Online: 22 | Tổng truy cập: 368453
ĐẶT LỊCH KHÁM
zalo 0988705868
zalo
Messenger
https://www.facebook.com/Ph%C3%B2ng-kh%C3%A1m-chuy%C3%AAn-khoa-Minh-Ph%C3%BAc-112680988232328/