Bệnh sán dây chó hay sán lãi chó là bệnh gây ra bởi các loài sán thuộc giống Echinococcus. Bệnh sán dây chó ở người có 2 hình thái tổn thương chính:
- Thể nang nước (Cystic echinococcosis-CE): do người nhiễm ấu trùng sán dây chó loài E. granulosus, bệnh gặp ở những vùng nuôi nhiều cừu, bò. Tại châu Á, bệnh phân bố tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Mông Cổ, Indonesia,...Tại Việt Nam đã xuất hiện các bệnh nhân có nang nước ở phổi do loài E. ortleppi.
- Thể nang tổ ong (Alveolar echinococcosis-AE): do người nhiễm ấu trùng sán dây chó loài E. multilocularis, bệnh lưu hành tại vùng bắc bán cầu như ở Trung Quốc, Nga, Bắc Âu, Bắc Mỹ, chưa gặp tại Việt Nam
1.1. Tác nhân
Giống Echinococcus có khoảng 10 loài đã được tìm thấy, trong đó hai loài gây bệnh ở người là: E. granulosus và E. multilocularis.
1.2. Nguồn bệnh
- E. granulosus có vật chủ chính là: chó; vật chủ trung gian là loài động vật ăn cỏ, đặc biệt là cừu, bò.
- E. multilocularis thì vật chủ chính là loài động vật hoang dại: cáo, chồn...; vật chủ trung gian sẽ là loài gặm nhấm như chuột đồng, chuột nhàDân gian hay gọi những loại giun sán lây nhiễm từ chó là sán chó nhưng chúng ta cần phân biệt rõ 2 loại: Giun đũa chó Toxocara và Sán lãi chó. Trong bài viết này sẽ định nghĩa lại về Sán lãi chó Echinococus
.
1.3. Khả năng nhiễm bệnh
Tất cả mọi người, cả hai giới đều có khả năng nhiễm ấu trùng sán dây chó và có thể bị tái nhiễm nếu tiếp xúc lại nguồn bệnh.
Chu kỳ gây bệnh - sinh sản của sán dây chó Echinococus.
2. LÂM SÀNG
Tuỳ thuộc vào loại sán dây chó nhiễm bệnh mà sẽ có đặc điểm lâm sàng khác nhau. Bệnh có tiến biến bệnh chậm, thời gian ủ bệnh lâu không có triệu chứng lâm sáng. Các nang sán có thể thấy trước ở gan sau đó tới phổi và xuất hiện ở các ngũ tạng khác.
Thể nang nước (Cystic echinococcosis - CE)
Nang kén sán phát triển gây chèn ép, kích thước nang từ 1-15cm nhưng thường ở giai đoạn cuối mới xuất hiện. Các biểu hiện bệnh sẽ thay đổi tuỳ vị trí, kích thước và số lượng kén.
- Vị trí thường gặp của nang kén sán E. granulosus là gan và phổi, các triệu chứng lâm sàng thường không đặc hiệu:
+ Ở gan: ăn khó tiêu, viêm túi mật, vàng da, sốt nhẹ.
+ Ở phổi: ho dai dẳng, sốt nhẹ, đôi khi ho khạc ra máu, mẩn ngứa.
2.2. Thể nang tổ ong (Alveolar echinococcosis - AE)
Các triệu chứng cũng phụ thuộc vào vị trí và kích thước của nang, nhưng thường chẩn đoán nhầm với xơ gan hoặc ung thư gan thứ phát.
- Bệnh hay gặp ở người cao tuổi.
- Gan to, cứng, không đau, không tìm thấy khối u nguyên phát.
- Ban đầu, nang kén thường xuất hiện ở gan, sau đó lan sang các cơ quan lân cận hoặc theo đường máu đến phổi, não.
- Bệnh tiến triển đưa đến trạng thái suy kiệt và tử vong sau vài năm.
Như vậy có thể thấy, biểu hiện bệnh của sán lãi chó / Sán dây chó Echinococus hoàn toàn khác với bệnh do giun đũa chó mèo Toxocara ( bấm xem link).
Phần 2: Chẩn đoán - điều trị - dự phòng sán lãi chó Echinococus
- BỆNH BALANTIDOSIS
- XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN TRÙNG AMIP (ENTAMOEBA HISTOLYTICA)
- TỔNG HỢP CÁC LOẠI KÝ SINH TRÙNG THƯỜNG GẶP
- CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN NHIỄM GIUN ĐŨA (ASCARIS LUMBRICOIDES)
- XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN GIUN LƯƠN (STRONGLYLOIDES STERCORALIS)
- DỊ NGUYÊN GÂY DỊ ỨNG
- XÉT NGHIỆM ELISA GIUN SÁN CHÓ
- Mùa hè - Mùa mưa - Ghẻ xuất hiện nhiều
- XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG : NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
- Nhận biết 4 dấu hiệu có thể bạn đã bị giun đũa chó? Cách điều trị thế nào?
- GIUN ĐŨA NỖI ÁM ẢNH
- Ấu trùng Giun đầu gai Gnathostoma spp. ký sinh ở da và phủ tạng cơ thể