Hiện nay tại Bác sĩ Hương Giang cho biết rằng không còn hiếm gặp những trường hợp ngứa da dị ứng mà nguyên nhân tới từ ký sinh trùng ngoài da đó là con
Rận mu ( Pthirius pubis ).
1. Rận mu là gì?
Rận mu hay còn được gọi là rận vùng bẹn, rận lông mày, rận lông mi, rận càng cua… Đây là một loại côn trùng có kích thước nhỏ cỡ tầm 0,8-1,2mm ký sinh ở người. Chúng tập trung nhiều ở vùng lông mu hoặc những vùng có lông khác hay trên tóc. Rận mu có đầu tương đối ngắn và nằm lõm ở phần ngực, ngực có bề ngang lớn sau đó là bụng. Rận mu có 6 chân, trên các đôi chân đều có móng nhọn nên chúng bám rất chắc, kích thước các móng vuốt tăng dần từ trước ra sau. Rận mu khi đẻ trứng thì trứng được sinh ra ở gốc lông, kích thuốc 0,6-0,8mm. Chúng sinh sản được ở mọi nơi có lông như hậu môn, nách, bụng, lông mi, lông mày, râu…
2. Chu kỳ phát triển của rận mu
Chu kỳ phát triển của rận mu Pthirus pubis là chu kỳ phát triển biến thái không hoàn toàn ( tức là hình thái không thay đổi nhiều qua các giai đoạn) . Một chu kỳ phát triển của rận mu sẽ được chia 3 giai đoạn: trứng, nhộng, và con trưởng thành.
Rận mu có thể sinh sản quanh năm chứ không có mùa nhất định. Thời gian mang thai ngắn chỉ từ 6-8 ngày, từ rận mu con để trở thành con trưởng thành có thể sinh sản cần 23 ngày. Mỗi lần đẻ trứng rận cái đẻ được 30-50 trứng. Từ trứng nở thành ấu trùng cần 6-8 ngày và bắt đầu hoạt động bám vào cơ thể người để hút máu sau vài giờ. Thời gian sống của rận mu thường là 1 tháng và chết sau khi đẻ trứng.
Rận mu sống ký sinh ở người và có mặt khắp nơi trên thế giới. Pthirus pubis chủ yếu được tìm thấy trong điều kiện vệ sinh cá nhân hay môi trường kém vệ sinh.
>> Xem thêm: Viêm Da Cơ Địa Là Gì?
Khả năng di chuyển của rận mu ít, chỉ được 10cm/ đêm. Biểu hiện triệu chứng là thấy nổi sần nhô cao, người bệnh có thể có ngứa. Do đặc tính hút máu từ cơ thể người nên nếu để bệnh lâu có thể gây tình trạng thiếu máu, thiếu sắt…Người bệnh có ngứa dữ dội, gãi nhiều có thể chẩn đoán nhầm là chàm bội nhiễm nếu không được làm kỹ thuật soi da ngoài da, sẩn ngứa sần sùi trên da. Có trường hợp ký sinh ở lông mi có thể gây viêm kết mạc.
Do vậy nếu người bệnh có xuất hiện ngứa da dị ứng, nổi mẩn, sẩn đỏ rải rác toàn thân đặc biệt là vùng mu sinh dục hoặc khu vực có lông tóc thì cần đi khám kiểm tra để phát hiện bệnh và điều trị chính xác.
3. Hướng dẫn phòng bệnh rận mu
Rận mu là ký sinh ngoài da cho nên rất dễ lây lan, lại có kích thước nhỏ nên khó phòng tránh.
Cần phát hiện sớm khi có dấu hiệu nghi ngờ và điều trị triệt để ở người có côn trùng rân mu từ đó hạn chế lây lan sang người khác.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không dùng chung đồ vệ sinh cá nhân như khăn tắm, khăn mặt hay mặc quần áo chung.
Thường xuyên giặt quần áo, chăn màn, phơi đồ nơi có nắng to.
- Thiếu Máu Và Nhiễm Giun Đũa Chó Toxocara Spp
- Các Triệu Chứng Bệnh Khi Nhiễm Sán Chó
- Các Biến Chứng Của Bệnh Sán Chó
- Biểu Hiện Nào Cho Thấy Bạn Đã Bị Nhiễm Sán Chó ?
- Nguyên Nhân Gây Nên Bệnh Sán Chó Mèo
- Đau Bụng Giun Ở Trẻ: Biểu Hiện Và Cách Chữa Trị
- Tại Sao Trẻ Em Lại Nhiễm Giun Sán Nhiều? Triệu Chứng Phát Bệnh
- Lý Do Có Nhiều Giun Sán Ký Sinh Trùng? Các Biện Pháp Phòng Bệnh Giun Sán
- Câu Hỏi Tư Vấn Về Bệnh Giun Đũa Chó
- Các Loại Giun Truyền Qua Đất: Bạn Đã Biết Chưa?
- Bệnh Giun Đũa Nguy Hiểm Như Thế Nào?
- Bệnh Sán Chó Có Triệu Chứng Gì?