- Bệnh sán heo Taenia Solium ở cả giai đoạn trường thành và ấu trùng thì đều có thể gây bệnh cho con người. Với sán trưởng thành thì do ăn phải thịt heo chứa nang ấu trùng không được nấu chín kỹ và nó phát triển ở ruột người nhưng tình trạng bệnh lý thường không nguy hiểm. Còn nếu như nhiễm sán gạo heo nhưng là ở giai đoạn ấu trùng thì có khả năng gây tổn thương nặng ở các cơ quan. Việc nhiễm ở giai đoạn này là do nuốt phải trứng sán có trong rau sống hoặc nguồn nước bẩn.
- Hình thể của sán trưởng thành, đầu sán có kích thường tầm 1mm và rất nhỏ, gồm có 4 giác hút và có 1 chủy nhỉnh cao hơn, chủy có chứa 25-30 móc xếp xen kẽ lớn nhỏ thành 2 hàng. Dây sán trưởng thành tối đa có thể tới 1000 đốt sán. Đốt trưởng thành nằm ngàng kt 12mm x 10mm nhưng sau đó càng giàu thì chuyển thành hình chữ nhật đứng, lúc đó chiều dài sẽ có kích thước lớn gấp đôi chiều rộng trong đó sẽ có chứa tử cung đầy trứng.
Hình ảnh đầu sán trưởng thành
- Hình thể của trứng thì sẽ giống sán dây bò, màu nâu, kích thước 30-40 micromet, vỏ dày bên trong phôi có sáu móc, hình bầu dục.
- Hình thể của nang ấu trùng ( Cysticercus cellulose) có kích thước 10mmx 5mm, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Mỗi nang là 1 bao chứa đầy dịch mà có đầu sán nguyên thủy lộn vào trong.
- Chu ký phát triển được mô tả như sau: con sán trưởng thành sẽ ở hỗng tràng, đầu chúng bám chặt vào niêm mạc ruột và dưỡng chất sẽ được thấm qua để phát triển. Các đốt già sẽ tách thành các đoạn từ 4-6 đốt và ít di động nên chỉ thấy khi theo phân ra ngoài. Đốt sán trong đường ruột cũng dễ vỡ để phát tán ra trứng nên soi phân cũng có thể thấy được trứng sán. Đây cũng là 1 nguồn phát tán bệnh khi người đi đại tiện bừa bãi hoặc dùng phân người bón cây và hoa màu. Mỗi đốt sán có thể chứa tới 50000 trứng sán.
- Lợn nuốt phải trứng hoặc đốt sán có lẫn trong phân, đất, rau,…nên sẽ bị nhiễm bệnh. Khi vào dạ dày lợn phôi sáu móc sẽ được phóng thích rồi xuyên qua vách ruột rồi theo đường máu rồi tới các mô và cơ quan. Ấu trùng sán gạo heo hoàn thành chu kỳ phát triển sau 60-75 ngày, 80% sẽ ở cơ tim, ở lưỡi 40% rồi tới gan thận não mắt…
>> Xem thêm: Thông tin liên hệ Phòng Khám Minh Phúc
- Người nhiễm sán khi ăn phải thịt heo có nang sán nhưng thịt heo không được nấu chín như nem chua, mắm thái, thịt heo ngâm chua… dịch tiêu hóa bào mòn vỏ nang giúp đầu sán lộn ra ngoài và bám vào niêm mạc ruột và trưởng thành sau 8-12 tuần. Sán có thể tồn tại tới 25 năm.
- Triệu chứng bệnh cũng được phân biệt khi nhiễm sán trưởng thành hoặc nhiễm ấu trùng sán dải heo. Với nhiễm sán trưởng thành thì có các triệu chứng không đặc trưng như đau bụng lúc đói, ăn khó tiêu, đầy bụng chướng hơi, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài không rõ nguyên nhân, gầy sút cân, suy nhược mệt mỏi. Nặng nề hơn thì các độc tố của sán có thể dẫn tới các triêu chứng rối loạn tâm thần. Tắc ruột, thủng ruột cũng là biến chứng hiếm gặp. Xét nghiệm có thể thấy bạch cầu ái toan tăng.
- Với nhiễm ấu trùng sán heo thì có nhiều thể tổn thương hơn như thể ở não, thể ở mắt, thể trong cơ, thể dưới da và các vị trí khác. Với thể ở não có tỷ lệ phát hiện bệnh ở não tới 96% và cũng là nguyên nhân nghĩ tới đầu tiên khi có biểu hiện bệnh thần kinh nguyên nhân do ký sinh trùng. Thời gian ủ bệnh khá lâu từ 4-15 năm. Bệnh nhân có thể có biểu hiện bệnh là co giật động kinh, liệt nửa người, rối loạn thần kinh thực vật. Đối với thể ở mắt thì tỷ lệ gặp là 13-46%.
- Các nang ấu trùng thường nằm ở vị trí võng mạc, pha lê dịch, kết mạc…triệu chứng lâm sàng thường là đau quanh mắt, chói mắt, giảm thị lực… Với thể trong cơ thì diễn biến bệnh thường âm thầm tạo thành những nốt vôi hóa trong cơ sau đó bệnh phát triển thành viêm cơ, sốt, tăng bạch cầu ái toan. Ở thể dưới da là những tổn thương dạng u nhú, kích thước 1-2c, tròn không đau. Ngoài ra nang ấu trùng còn được tìm thấy cở các cơ quan khác như phổi, thận, tim…nhưng tỉ lệ thấp.
- Để chẩn đoán chính xác bệnh cần được làm tại các cơ sở chuyên khoa về ký sinh trùng có thể sử dụng các xét nghiệm máu, soi phân…
>> Xem thêm: Bệnh Sán Gạo Heo Là Gì?
- Điều trị cũng khác nhau ở cả 2 giai đoạn:
- Giai đoạn sán trưởng thành thì sử dụng các thuốc như Praziquantel, Niclosamide kèm theo các thuốc chống ói và thuốc xổ vì có 1 số tác dụng phụ đi kèm.
- Còn với giai đoạn ấu trùng sán thì sử dụng Albendazole hoặc praziquantel cũng kèm theo một thuốc hỗ trợ khác. Phương pháp phẫu thuật sẽ được áp dụng khi có tổn thương thực thể não thất. Phẫu thuật hoặc chiếu tia laser được sử dụng với bệnh nang ấu trùng ký sinh ở mắt.
- Cần Làm Gì Để Không Bị Nhiễm Bệnh Giun Đũa Chó Mèo (Toxocara Spp)
- Ngứa Da Do Nhiễm Giun Sán
- Nguyên Nhân Dẫn Tới Con Người Bị Lây Nhiễm Ký Sinh Trùng
- Nhiễm Giun Đũa Chó Có Thật Sự Nguy Hiểm?
- Triệu Chứng Bệnh Sán Chó Ở Người
- Dấu Hiệu Bị Bệnh Sán Chó
- Dấu Hiệu Bệnh Sán Mèo
- Những Điều Cần Biết Về Bệnh Giun Đũa Chó
- Các Triệu Chứng Của Bệnh Sán Chó
- Dấu Hiệu Của Bệnh Giun
- Viêm Da Do Sán Máng Schistosome
- Bệnh Rận Mu Và Những Điều Bạn Nên Biết