Câu hỏi:
Chào bác sĩ: Cách đây khoảng 5 tháng mẹ cháu bị ngứa da nhiều, lúc đầu ngứa ở lưng, bụng, tay sau đó lan xuống đùi và cổ chân, ngứa nhiều mẹ cháu gãi xước da có khi chảy cả máu. Cháu đã đưa đi khám da liễu nhiều nơi, lần nào bác sĩ cũng chẩn đoán là mề đay mãn tính, uống thuốc một thời gian đỡ xíu rồi lại bị lại thậm chí nhiều hơn.
Có cô hàng xóm cạnh nhà có kể là cô đó có bị nhiễm bệnh giun sán trong máu cũng gây bệnh mẩn ngứa nên cháu đã đưa mẹ cháu đi xét nghiệm giun sán, kết quả bị nhiễm sán chó với chỉ số như sau Toxocara POS 1.3OD . Xin bác sĩ cho biết như vậy là mẹ cháu bị bệnh ngứa là do sán chó gây ra đúng không ạ?
Trả lời:
Chào cháu, mẹ cháu đã được điều trị theo hướng viêm da cơ địa nhiều lần mà không đỡ đúng không? Viêm da cơ địa với biểu hiện da bị viêm ngứa, sưng đỏ một vùng da, thậm chí có trường hợp còn nứt da, da khô, người bệnh ngứa nhiều gãi chảy máu.
Khi nói đến bệnh viêm da cơ địa phần lớn mọi người đều nghĩ không có cách chữa và không thể tìm ra nguyên nhân. Nhưng hiện nay một số kỹ thuật xét nghiệm tiên tiến có thể xét nghiệm tìm ra nguyên nhân viêm da cơ địa do nhiễm ký sinh trùng trong máu, ký sinh trùng dưới da, viêm da cơ địa do dị ứng thức ăn và mạt bụi…
Trường hợp của mẹ cháu đã được khám và điều trị da liễu nhiều lần không hết.
Uống thuốc thì bớt, hết thuốc ngứa lại. Sau đó cháu đã đưa mẹ đi xét nghiệm giun sán ký sinh trùng. Qua kết quả cho thấy mẹ cháu có bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó Toxocara trong máu và rất có thể mẹ cháu đang bị viêm da cơ địa do nhiễm giun sán ký sinh trùng cháu nhé.
1. Dấu hiệu nào nhận biết viêm da cơ địa do nhiễm giun sán trong máu?
- Ngứa da chàm dị ứng lâu ngày, đã khám và điều trị bệnh da liễu không bớt.
- Ngứa có thể xuất hiện ở lưng, bụng, đùi, tay hoặc chân với biểu hiện nhiều hình thái như: mề đay, mẩn đỏ, nói hạt mẩn, có trường hợp biểu hiện chàm da nặng nề.
- Người mệt mỏi, làm việc kém tập trung, hay quên trước quên sau.
- Có người thì cảm giác châm chích, bò nhột trên da.
- Ngoài ra có thể xuất hiện các dấu hiệu như: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, sây sẩm, ngứa mắt, mờ mắt, đỏ mắt…
2. Tại sao khi bị nhiễm bệnh giun đũa chó toxocara lại gây viêm da cơ địa?
Khi xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống, ấu trùng giun đũa chó Toxocara (sán chó) chui qua thành ruột vào máu, lúc này chúng tiết ra các chất độc gọi là dị nguyên lạ. Khiến cơ thể sinh ra kháng thể chống lại dị nguyên đó và kích hoạt bộ bảo vệ và biểu hiện là gây ra tình trạng viêm da dị ứng ngứa.
3. Thời gian trị bệnh viêm da dị ứng do nhiễm bệnh giun đũa chó toxocara là bao lâu?
Liệu trình điều trị có thể kéo dài từ 1-3 đợt thuốc tùy vào tình trạng nhiễm bệnh cụ thể của từng người bệnh.
Có nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám với tình trạng ngứa nổi mẩn khắp người sau khi điều trị ký sinh trùng thì triệu chứng giảm ngứa rõ rệt. Có trường hợp hết ngứa hẳn hoàn toàn. Do vậy các bệnh nhân khi bị ngứa cần được khám và xét nghiệm tìm nhiều nguyên nhân để có thể được chẩn đoán chính xác và uống thuốc điều trị tốt nhất.
- Phòng khám chuyên khoa Minh Phúc - Tận Tâm - Hiệu Quả
- CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN NHIỄM GIUN ĐŨA (ASCARIS LUMBRICOIDES)
- XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN GIUN LƯƠN (STRONGLYLOIDES STERCORALIS)
- DỊ NGUYÊN GÂY DỊ ỨNG
- Phân biệt các loại sán chó
- XÉT NGHIỆM ELISA GIUN SÁN CHÓ
- Mùa hè - Mùa mưa - Ghẻ xuất hiện nhiều
- XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG : NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
- Nhận biết 4 dấu hiệu có thể bạn đã bị giun đũa chó? Cách điều trị thế nào?
- GIUN ĐŨA NỖI ÁM ẢNH
- Ấu trùng Giun đầu gai Gnathostoma spp. ký sinh ở da và phủ tạng cơ thể
- 7 Loại Giun Sán Ký Sinh Ăn Mòn Sức Khỏe Bạn Cần Phải Biết