- Hiện nay tình trạng viêm da dị ứng gặp ở rất nhiều bệnh nhân. Đặc biệt là những bệnh nhân có nhiễm giun sán ký sinh trùng gây nên tình trạng dị ứng da. Hiện nay có 1 số loài ký sinh thường gặp gây ngứa như: Ấu trùng giun đũa chó/ mèo, giun lươn, giun đầu gai, Toxoplasma… Tuy nhiên khi cho bệnh nhân sàng lọc bộ ký sinh trường gặp thì không phát hiện gì mà bệnh nhân lại có bạch cầu ái toan tăng cao. Khi gặp bác sỹ chuyên khoa ký sinh trùng thì được xét nghiệm kỹ hơn và đã có phát hiện rằng có 1 số trường hợp viêm da cấp tính ở da là do ấu trùng của loại sán máng ký sinh trong máu. Thường thì có ở các loại động vật máu nóng và loài gặm nhấm là vật chủ ký sinh.
- Ở nhóm Trichobilharzia thì ấu trùng ở trong tĩnh mạch mạc treo của vịt, chim nơi nước ngọt, còn nước mặn thì là nhóm Microbilharzia. Ở loài gặm nhấm như chuột thì có Schistosoamtium spp.
- Trứng sán có trong phân của vật chủ ký sinh sẽ được đào thải ra ngoài. Ấu trùng lông tơ được giải phóng ở vết nứt của trứng ra môi trường có nước sau đó sẽ ký sinh sang vật chủ trung gian thứ 2 là các loại ốc. Sau đó từ ấu trùng lông tơ phát triển thành bào tử nang 1, bào tử nang 2 cuối cùng là ấu trùng đuôi chẻ làm hai. Lúc này ấu trùng thoát khỏi ốc và sống tự do trong nước. Khi xâm nhập vào ký chủ vĩnh viễn sẽ trưởng thành tại tĩnh mạch màng treo ruột thành sán trưởng thành.
- Ở người, đặc biệt là người hay tiếp xúc với nước như làm nông hoặc sống ở vùng biển, tắm ao hồ thường xuyên thì ấu trùng đuôi chẻ hai sẽ xuyên qua da và tồn tại ở trong da dẫn tới tình trạng viêm da dị ứng.
- Sán máng này được phân bố nhiều ở các vùng làm nghề nông, các tỉnh đồng bằng như ở miền Nam thì có đồng bằng sông Cửu Long có khả năng bị viêm da ngứa da là rất nhiều.
>> Xem thêm: Bệnh Sán Gạo Heo Taenia Solium
- Triệu chứng của bệnh thì không đặc trưng tuy nhiên qua nhiều nghiên cứu khoa học thì biểu hiện bệnh thường có là: Ấu trùng đuôi chẻ hai xuyên qua da sau vài tiếng thì bệnh nhân có biểu hiện ngứa nhiều, da nổi mề đay hoặc mẩn đỏ, những mảng mề đay đó sẽ dầy lên thành kiểu sẩn đỏ và tăng mức độ nặng vào ngày thứ 2 và thứ 3 của bệnh. Bệnh sẽ thuyên giảm sau 1 tuần, các vết đỏ sẽ lặn dần đi. Tuy nhiên cũng có trường hợp nó trở lên dai dẳng lâu ngày hơn. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác đặc trưng thể hiện là có nhiễm độc: đau đầu, đau nhức mỏi cơ thể, ớn lạnh rét run, đổ mồ hôi vào ban đêm, bạch cầu ái toan tăng nhiều.
- Chẩn đoán bệnh sẽ dựa vào bệnh cảnh, nghề nghiệp, môi trường sống và xét nghiệm máu bằng phương pháp phản ứng ngưng kết kháng nguyên, ELISA. Trong trường hợp ở cơ sở y tế không có xét nghiệm thì dựa vào bệnh cảnh để đưa ra quyết định điều trị.
- Điều trị: trước đây không có thuốc điều trị đặc hiểu mà chỉ có điều trị bằng kháng viêm, kháng histamine, kháng sinh chống bội nhiễm tuy nhiên hiện nay thuốc Praziquantel được lựa chọn để điều trị sán máng có đem lại hiệu quả nhất.
- Phòng bệnh sán máng hiện nay thì ưu tiên:
- Diệt ốc ở những nơi có nhiều nước cộng bới việc phát quang hoặc trồng những loài thực vật thủy sinh như sulfat đồng, carbonat đồng…
- Dùng khăn sạch lau khô da ngay khi tắm xong vì nó chỉ xuyên qua da khi da khô đi nên cần lau đi ngay.
- Để bảo vệ người nông dân thì có một số hướng dẫn sử dụng dầu rái cá thoa lên da để tạo màng bảo vệ.
- Nếu cần tư vấn trực tiếp bạn hãy tới Phòng khám Minh Phúc địa chỉ 241 Nguyễn Thị Nhỏ, Phường 9, Tân Bình để được bác sĩ khám và tư vấn điều trì phù hợp nhé.
- Phòng khám chuyên khoa Minh Phúc - Tận Tâm - Hiệu Quả
- CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN NHIỄM GIUN ĐŨA (ASCARIS LUMBRICOIDES)
- XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN GIUN LƯƠN (STRONGLYLOIDES STERCORALIS)
- DỊ NGUYÊN GÂY DỊ ỨNG
- Phân biệt các loại sán chó
- XÉT NGHIỆM ELISA GIUN SÁN CHÓ
- Mùa hè - Mùa mưa - Ghẻ xuất hiện nhiều
- XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG : NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
- Nhận biết 4 dấu hiệu có thể bạn đã bị giun đũa chó? Cách điều trị thế nào?
- GIUN ĐŨA NỖI ÁM ẢNH
- Ấu trùng Giun đầu gai Gnathostoma spp. ký sinh ở da và phủ tạng cơ thể
- 7 Loại Giun Sán Ký Sinh Ăn Mòn Sức Khỏe Bạn Cần Phải Biết