PHÒNG KHÁM MINH PHÚC, 74 Bắc Hải, Phường 6, Q. Tân Bình, Hồ Chí Minh, Ho Chi Minh, 70000, VN. 0988705868

Đối tượng dễ bị nhiễm sán chó là những ai?

Bệnh sán chó hay còn gọi là giun đũa chó, giun đũa mèo, vào năm 1952 Beaver đã ghi nhận ca bệnh đầu tiên là ở trẻ em có hội chứng bệnh tại gan có thể kèm theo cả ở phổi.

Ở trẻ em do trẻ có rất nhiều yếu tố nguy cơ xung quanh để có thể làm cho trẻ nuốt phải trứng ấu trùng sán chó gây bệnh, tùy theo lứa tuổi của trẻ mà có các hành vi nguy cơ khác nhau.Trẻ ở độ tươi dưới 5 tuổi thì trẻ hay nghịch đất cát thậm chí đưa lên miệng, ngậm mút cắn ngón tay, móng tay và đồ chơi, hầu như tất cả các trẻ ở lứa tuổi này đều có thói quen mút gặm tay và cắn móng tay.Trẻ em học cấp 1 thì nguy cơ cao hơn các độ tuổi khác vì bé vẫn hay nghịch đất , chơi nhiều trò chơi có tiếp xúc với đất và đặc biệt tầm tuổi này bé rất yêu thích chơi với chó mèo. Trẻ em ở cấp 2 thì không nghịch đất nhiều như 2 nhóm lứa tuổi nhỏ hơn nhưng trẻ vẫn có thói quen chơi các trò chơi có tiếp xúc để khám phá với môi trường đất cát, trẻ thích chơi thậm chí ngủ cùng giường với chó mèo. Một số trẻ có thói quen hoặc khi đi cùng ba mẹ đi ăn rau sống hay ăn đồ ăn nấu không chín kỹ.

Trẻ em ở vùng nông thôn cũng dễ nhiễm bệnh hơn là trẻ ở thành thị do môi trường ở nông thôn thì hay có nhiều chó mèo nuôi để trông nhà, bắt chuột. Nguy cơ nhiễm bệnh cũng được phân biệt bởi học thức và nghề nghiệp của ba mẹ cũng như nhận thức của người trông giữ trẻ. Tuy nhiên nếu trẻ sống thành thị hay về vùng nông thôn chơi hoặc nhà nuôi chó mèo thả rông thi cũng có nguy cơ nhiễm bệnh như trẻ sống ở vùng nông thôn.

Trẻ xuất thân ở gia đình có điều kiện thường lại nuôi nhiều chó mèo, xem chó mèo là con vật cưng thường xuyên bồng bế hôn hít và thậm chí cả ngủ chung với cho mèo.

Ở người lớn thì bệnh gặp ở mọi lứa tuổi với tỉ lệ nhiễm bệnh chênh lệch ít nhưng sẽ trội hơn ở nhóm tuổi đang ở độ tuổi lao động, tỉ lệ nhiễm bệnh không phân biệt giới tính nam nữ.

Ở nhóm người ở độ tuổi lao động thì yếu tố nguy cơ cao ở những người có trình độ học thức ít, tình trạng kinh tế hay làm trong những môi trường tiếp xúc với đất như làm ruộng làm rẫy , nuôi vịt…

Còn 1 nhóm người nữa là nhóm người có thói quen ăn rau sống hoặc ăn những đồ ăn nấu không chín kỹ, không có thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với đồ dơ.

Kết luận lại có thể thấy được nhiều yếu tố nguy cơ ở người lớn và trẻ em dẫn tới nhiễm sán chó từ đó người dân hãy tự áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh. Nên khi có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm bệnh thì cần khám và tư vấn đúng chuyên khoa.

                                                                             Bs Lê Thị Hương Giang

Copyright © PHÒNG KHÁM MINH PHÚC
Online: 5 | Tổng truy cập: 417981
ĐẶT LỊCH KHÁM
zalo 0988705868
zalo
Messenger
https://www.facebook.com/Ph%C3%B2ng-kh%C3%A1m-chuy%C3%AAn-khoa-Minh-Ph%C3%BAc-112680988232328/