1. Mô tả về bệnh giun lươn Strongyloides stercoralis
Giun lươn Strongyloides stercoralis thuộc nhóm giun tròn, chúng sống ký sinh tại đường tiêu hoá và gây bệnh từ đây. Vòng đời của giun lươn trong vật chủ là tuân theo chu kỳ tự động vô tinh cho nên chung tồn tại vô thời hạn trong vật chủ ký sinh nếu không được điều trị triệt để.
Vòng đời của giun lươn được mô tả thành 2 giai đoạn: Sống tự do và ký sinh trong vật chủ. Giun cái trưởng thành ký sinh trong ruột non của con người, đẻ trứng trong niêm mạc ruột nở thành ấu trùng và được thải ra qua phân ra môi trường. Trong môi trường ẩm ướt, ấu trùng rhabditiform Strongyloides stercoralis có thể lột xác thành ấu trùng filariform gây bệnh.
2. Các giai đoạn diễn biến bệnh
Bệnh giun lươn được biểu hiện qua các diễn biến cấp tính, mạn tính hay nhiễm trùng lan tỏa tuỳ mức độ nhiễm và giai đoạn tiến triển của bệnh.
Nhiễm Strongyloides stercoralis cấp tính:
Các triệu chứng như sau:
- Ho, ho kích ứng, viêm phế quản phổi khi có ấu trùng di chuyển qua phổi.
- Rối loạn tiêu hoá: tiêu chảy, táo bón, chán ăn, đau bụng, khó tiêu, đầy hơi biểu hiện sau 2 tuần nhiễm bệnh
- Có thể soi thấy trong phân ở giai đoạn tuần thứ 3-4.
Nhiễm Strongyloides stercoralis mạn tính:
Nhiễm trùng mạn tính với Strongyloides stercoralis thường không có triệu chứng. Các biểu hiện mãn tính ở đường tiêu hóa, chẳng hạn như nôn mửa liên tục, tiêu chảy, táo bón,... Biểu hiện da liễu như nổi mề đay và phát ban ấu trùng. Hen suyễn tái phát và hội chứng thận hư cũng có liên quan đến nhiễm giun lươn mạn tính.
Nhiễm trùng lan tỏa:
Đôi khi sẽ gặp những trường hợp bệnh lý được biểu hiện ngoài phổi và đường tiêu hoá
>> Xem thêm: Bệnh Viêm Đại Tràng Co Thắt
3. Nguyên nhân nhiễm Strongyloides stercoralis
Nhiễm Strongyloides stercoralis chủ yếu là do ấu trùng xuyên qua da khi tiếp xúc trực tiếp da với nguồn đất nước có ấu trùng, một số ít do ăn uống thực phẩm bị nhiễm ấu trùng.
Sau khi xâm nhập qua da, ấu trùng di chuyển qua hệ thống tuần hoàn đến phổi và sau đó xuất hiện triệu chứng ho và lúc đó ấu trùng sẽ bắt đầu ký sinh trùng đường ruột. Ở đó, ấu trùng Strongyloides stercoralis trải qua hai lần lột xác cho con cái ký sinh, xâm lấn vào các tế bào của niêm mạc ruột. Ấu trùng giun lươn gây bệnh bằng 1 trong 3 phương pháp: Ấu trùng xâm nhập vào niêm mạc của đại tràng, ruột non, trực tràng và từ đó gây nhiễm trùng.
Sau đó chúng qua hệ bạch huyết và đi đến khắp cơ thể ký sinh và gây bệnh, điển hình là hệ thống thần kinh trung ương, gan và phổi.
4. Triệu chứng khi nhiễm Strongyloides stercoralis
- Biểu hiện tại hệ tiêu hóa:
+ Nôn, Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, chướng bụng đầy hơi.
+ Phù ruột, tắc ruột.
+ Loét niêm mạc, xuất huyết ồ ạt và viêm phúc mạc sau đó hoặc nhiễm trùng huyết do vi khuẩn.
- Biểu hiện tại hệ hô hấp
+ Ho có thể ho khan hoặc ho có đờm, khò khè, khó thở, khản tiếng,
+ Viêm phế quản - phổi.
+ Ho ra máu.
+ Suy hô hấp.
+ X-Quang phổi có tổn thương.
- Biểu hiện ở hệ thần kinh:
+ Ổ sán não gây viêm não, màng não.
+ Ấu trùng có thể tìm thấy trong màng não, dura, màng cứng, dưới màng cứng và khoang dưới nhện.
- Biểu hiện ở da:
+ Ngứa da dị ứng , nổi mề đay rải rác toàn thân do phản ứng dị ứng xảy ra liên tục.
>>Xem thêm: Dấu Hiệu Bệnh Sán Mèo
5. Chẩn đoán xác định nhiễm bệnh giun lươn Strongyloides stercoralis
Hiện nay có rất nhiều phương pháp chẩn đoán, nhưng tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhiễm Strongyloides stercoralis là xét nghiệm phân. Tuy nhiên, xét nghiệm phân truyền thống có độ nhạy và độ đặc hiệu không cao.
Xét nghiệm huyết thanh học được sử dụng khá phổ biến, nhưng rất nhạy cảm phản ứng chéo với các ký sinh trùng như máng và giun đũa, làm giảm tính đặc hiệu của xét nghiệm.
X-quang phổi/ ngực: cho thấy thâm nhiễm hai bên, các mô phổi có thể cho thấy xuất huyết phế nang.
Sinh thiết: Ấu trùng Strongyloides stercoralis có thể nhìn thấy trên sinh thiết phổi.
6. Cách điều trị và phòng Strongyloides stercoralis
- Điều trị:
+ Bệnh giun lươn cấp tính và mãn tính.
Ivermectin, trong một liều duy nhất, lặp lại sau 7 ngày.
Thay thế: Albendazole 400 mg uống hai lần một ngày trong 7 ngày.
+ Bệnh giun lươn lan tỏa.
Ivermectin theo liều mỗi ngày cho đến khi kiểm tra phân và/ hoặc đờm âm tính trong 2 tuần.
- Phòng ngừa:
+ Khi tiếp xúc với đất nên đi ủng và đeo găng tay.
+ Đeo găng tay và áo choàng, vệ sinh tốt và rửa tay thường xuyên là rất quan trọng khi tiếp xúc với phân của bệnh nhân.
+ Kiểm tra sức khỏe người lớn hai năm một lần để đảm bảo quản lý tốt hơn các bệnh nhân mắc bệnh giun lươn mạn tính.
Nguồn: Tham khảo từ nhiều nguồn.
Bác Sĩ Lê Thị Hương Giang
- Phòng khám chuyên khoa Minh Phúc - Tận Tâm - Hiệu Quả
- CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN NHIỄM GIUN ĐŨA (ASCARIS LUMBRICOIDES)
- XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN GIUN LƯƠN (STRONGLYLOIDES STERCORALIS)
- DỊ NGUYÊN GÂY DỊ ỨNG
- Phân biệt các loại sán chó
- XÉT NGHIỆM ELISA GIUN SÁN CHÓ
- Mùa hè - Mùa mưa - Ghẻ xuất hiện nhiều
- XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG : NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
- Nhận biết 4 dấu hiệu có thể bạn đã bị giun đũa chó? Cách điều trị thế nào?
- GIUN ĐŨA NỖI ÁM ẢNH
- Ấu trùng Giun đầu gai Gnathostoma spp. ký sinh ở da và phủ tạng cơ thể
- 7 Loại Giun Sán Ký Sinh Ăn Mòn Sức Khỏe Bạn Cần Phải Biết