Bệnh giun đũa ký sinh đường ruột là thường gặp nhiều nhất, đặc biệt vùng nông thôn, núi cao, dân trí thấp. Ngoài ra cũng thường gặp ở vùng thành phố ở những người có thói quen ăn rau sống, làm việc trong môi trường đất nước dơ. Đặc biệt giun đũa sinh sản trong cơ thể người nên khi có quá nhiều giun có thể gây tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột nếu không phát hiện xử lý kịp vẫn có nguy cơ gây tử vong,
Vì sao bị nhiễm giun đũa?
Con người ăn phải trứng giun đũa còn sống sẽ nhiễm bệnh. Khi trứng di chuyển tới ruột non thì sẽ nở ra các ấu trùng, xâm nhập vào thành ruột từ đó theo máu tới tim phải. Từ tim sẽ là con đường đi vào phổi lên họng rồi lại xuống thực quản và vào lại ruột non. Giun đũa cái thụ tinh ngay trong ruột, đẻ ra trứng rồi theo phân ra ngoài. Trứng giun có thể tồn tại nhiều năm trong đất.
Nhiễm giun đũa với các biểu hiện
Kể từ khi nhiễm trứng giun đũa có các dấu hiệu khởi bệnh : ốt nhẹ, ho khan, khạc đờm lẫn máu, thở khò khè, khó thở và đau sau xương ức. Bệnh nhân có thể có nổi mẩn dị ứng ngứa ngoài da. Nếu ấu trùng di trú lạc vào não, thận, mắt, tủy sống... sẽ gây ra các triệu chứng liên quan đến các cơ quan này và đều là những biểu hiện nặng có thể dẫn tới tử vong. Trong trường hợp khi nhiễm nhiều giun sẽ giống như loét dạ dày tá tràng hoặc cảm giác khó chịu trong bụng trước hoặc sau bữa ăn. Người bệnh có thể khạc hay nôn ra giun qua mũi, miệng hoặc giun chui ra từ hậu môn, trước đây gặp rất nhiều. Nếu giun xâm nhập vào ống mật chủ, ống tuỵ, ruột thừa, túi thừa của ruột và các chỗ khác, gây viêm đường mật, viêm túi mật, áp-xe gan do vi khuẩn, viêm tụy hoặc vàng da tắc mật. Trường hợp nhiễm quá nhiều giun tạo thành búi giun gây tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột hoặc tử vong. Ở bệnh nhân bị mắc bệnh thương hàn, giun đũa có thể xuyên thủng thành ruột. Trẻ em bị nhiễm giun sẽ chậm lớn dp phần lớn dinh dưỡng đã được giun sử dụng.
Phòng và điều trị có khó?
Để tiêu diệt giun đũa, một trong các thuốc phổ biến hiện nay: albendazol, pyrantel pamoat, mebendazol.
Bệnh giun đũa gây ra nhiều nguy hiểm và có thể tử vong, do đó, việc phòng bệnh là rất quan trọng. Mọi người có thể phòng tránh nhiễm giun đũa bằng các biện pháp đơn giản và hiệu quả như sau: Không ăn rau sống, trái cây chưa rửa kỹ, không uống nước lã, nước đá vì nước đá nhiều khi được làm từ nguồn nước không sạch.
Không nên dùng phân tươi bón ruộng hay bón rau xanh. Xử lý tốt phân, nước, rác trước khi sử dụng
Hướng dẫn trẻ em rửa tay trước khi ăn uống hay sau khi tiếp xúc với đồ chơi, sau khi đi vệ sinh.
Các vùng nông thôn, cha mẹ và người lớn không để trẻ chơi nơi đất cát, vệ sinh ngay sau khi chơi, không dùng tay bẩn bốc đồ ăn.
Thường xuyên cắt móng tay, tránh để móng tay dài dễ chứa đất cát và lây nhiễm trứng giun.
Tắm rửa hàng ngày cho bằng nước sạch. Rửa tay xà phòng diệt khuẩn.
Tẩy giun định kỳ 6 tháng - 1 năm/1 lần thậm chí cần nhiều lần hơn.
Nguồn: Tham khảo và tổng hợp
- Bệnh Sán Gạo Heo Taenia Solium
- Bệnh Nhiễm Ấu Trùng Sán Gạo Heo
- Bệnh Do Sán Dây Bò Teania Saginata
- Xét Nghiệm Sán Chó Ở Đâu TP. HCM ?
- Xét Nghiệm Tầm Soát Các Loại Giun Sán Ký Sinh Trùng Gây Ngứa
- Nên Xét Nghiệm Giun Sán Ở Đâu TP HCM?
- Thuốc Trị Sán Chó
- Nhiễm Sán Chó Có Mang Thai Được Không?
- Cách Điều Trị Bệnh Sán Chó
- Dấu Hiệu Bệnh Sán Chó
- Sán Lá Ruột Echinostoma Sp Ở Người
- Viêm Màng Bồ Đào Mắt Nguy Hiểm Ra Sao?