Trong sinh hoạt hàng ngày, ăn rau sống hay ăn đồ ăn nấu không chín. Cũng như do môi trường sống cũng như điều kiện về kinh tế, nhiều người có nguy cơ cao bị nhiễm các loại sán lá. Tính tới năm 2012, trên thế giới có hơn 700 triệu người đang sống trong vùng dịch và có tới hơn 40 triệu người nhiễm sán lá trong đó có sán lá gan lớn/nhỏ, sán lá phối, sán lá ruột…
Sán lá ruột Echinostoma sp được ghi nhận lần đầu tiên là năm 1907 do Garrison tìm ra tại Manila. Năm 1922-1925 Leiper đã mô tả hình dạng và chu kỳ sinh học của sán trưởng thành nhiễm bệnh ở người và động vật có vú.
Sán lá ruột Echinostoma sp thuốc ngành Platyhelminthes, lớp Trematoda, bộ Echinostomada họ Echinostomatidae. Có 10 loại ký sinh ở người và 400 loại gây bệnh ở chim và loài động vật có vú. Về hình dạng, sán trưởng thành dài khoảng 6,5mm=12mm, chiều rộng độ 1mm-2mm tùy loài. Sán có đĩa hút miệng và đĩa hút bụng. Sán có hàng móc ở vòng đầu, chóp đầu hoặc quanh đĩa hút miệng. Thân sán có các tuyến sinh noãn hoàng; tử cung có trứng ở đằng trước, phía sau là 2 khối tinh hoàn và buồng trứng. Khối tinh hoàn có thể có hình oval hoặc cũng có thể là chia thùy.
Về chu trình phát triển, tùy theo loài mà sán ký sinh trong đại tràng hoặc ruột non của ký chủ vĩnh viễn. Ký chủ vĩnh viễn là chim cò, động vật ăn thịt (chó, mèo) loài gặm nhấm (chuột, sóc..) và người. Sán đẻ trứng. trong trứng lúc này chưa có phôi, theo phân ra ngoài và cần môi trường có nước để phát triển, 10 ngày sau trứng sẽ vỡ và giải phóng ra ấu trùng lông bơi trong nước, sau đó ấu trùng lông sẽ xâm nhập vào ốc là vật chủ trung gian. Trong cơ thể ốc ấu trùng lông phát triển thành bào tử nang rồi tới redia thế hệ 1,2 cuối cùng phát triển thành ấu trùng đuôi. Tổng thời gian để ấu trùng lông biến thành ấu trùng đuôi là tầm 30 ngày. Sau đó ấu trùng vào vật chủ trung gian tiếp theo là ốc, hến, nòng nọc… rồi trưởng thành thành hậu ấu trùng. Lúc này người hay động vật ăn phải ký chủ trung gian thứ 2 sẽ bị nhiễm bệnh. Khi xâm nhập vào ở ruột non tùy mức độ sán mà phát triển thành bệnh, bệnh có thể có biểu hiện nhẹ hoặc không có biểu hiên chứ hiếm khi có biểu hiện nặng.
Ký sinh trùng này phân bố chủ yếu ở châu Á và châu Mỹ La tinh. Ở châu Á thì tập trung nhiều ở vùng Đông Nam Á nơi có hệ thống sông các nước giao lưu với nhau. Thuốc điều trị hiệu quả là praziquatel, albendazole, bithional,…
Đây là bệnh lý ký sinh trùng lây qua thực phẩm từ nước. Nên chúng ta cần nghĩ đến bệnh do ký sinh trùng này ở những bệnh nhân có tiêu chảy, đau bụng đặc biệt là những người sống ở đồng bằng sông Cửu Long.
Chẩn đoán loại ký sinh trùng này có thể dùng biện pháp nội soi đường tiêu hóa để bắt sán sau đó đưa lên kính hiển vi để soi và chẩn đoán loại nhiễm bệnh.
Bệnh do Echinostoma sp còn là vấn đề mà bên dự phòng cộng đồng chưa giải quyết được. Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là giáo dục tuyên truyền trong cộng động như chế độ ăn uống, sinh hoạt, không ăn thịt cá sống, các loại sống hay những đồ ăn không được nấu chín kỹ.
- Phòng khám chuyên khoa Minh Phúc - Tận Tâm - Hiệu Quả
- CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN NHIỄM GIUN ĐŨA (ASCARIS LUMBRICOIDES)
- XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN GIUN LƯƠN (STRONGLYLOIDES STERCORALIS)
- DỊ NGUYÊN GÂY DỊ ỨNG
- Phân biệt các loại sán chó
- XÉT NGHIỆM ELISA GIUN SÁN CHÓ
- Mùa hè - Mùa mưa - Ghẻ xuất hiện nhiều
- XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG : NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
- Nhận biết 4 dấu hiệu có thể bạn đã bị giun đũa chó? Cách điều trị thế nào?
- GIUN ĐŨA NỖI ÁM ẢNH
- Ấu trùng Giun đầu gai Gnathostoma spp. ký sinh ở da và phủ tạng cơ thể
- 7 Loại Giun Sán Ký Sinh Ăn Mòn Sức Khỏe Bạn Cần Phải Biết