Hiện nay bệnh nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo Toxocara spp đã trở thành bệnh phổ biến trong các bệnh lây nhiễm về giun sán ký sinh trùng ở cơ thể con người.
- Tác nhân gây bệnh trong cơ thể người là ấu trùng giun đũa chó mèo, xâm nhập vào cơ thể tấn công các cơ quan gây nên các triệu chứng như dị ứng, viêm mắt, đau nhức đầu, đau bụng, viêm não màng não… Do vậy những biện pháp để phòng chống lây nhiễm giun đũa chó mèo đang rất được Bộ y tế cũng như người dân quan tâm.
- Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo, hiện nay bệnh truyền qua thực phẩm do ký sinh trùng là nhóm bệnh đã trở nên khá phổ biến, do có liên quan đến thói quen sinh hoạt, phong tục tập quán của người dân Việt Nam như là ăn rau sống, thịt gỏi sống, tiết canh, uống nước lã hay sử dụng nước hoặc thức ăn chưa được nấu chín kỹ.
- Nhìn chung với các loại ký sinh trùng nói chung và giun đũa chó mèo nói riêng thì khi chúng tấn công vào cơ thể và sẽ xâm nhập vào các cơ quan nội tạng gây nên các một hoặc nhiều các triệu chứng như là rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, viêm đường tiêu hóa, rối loạn hấp thu, ngứa da dị ứng, khó thở, đau nhức đầu…
- Con đường xâm nhập của ký sinh trùng là do nhiễm vào thức ăn, nước uống sau đó vô tình nhiễm vào cơ thể và từ đó phát triển thành bệnh cho người. Các triệu chứng bệnh được biểu hiện ra do giun sán ký sinh chiếm chất dinh dưỡng của cơ thể người hoặc nằm ký sinh tại các cơ quan nội tạng gây tổn thương các cơ quan, tổ chức trong cơ thể, các chất độc do ký sinh trùng tiết ra gây rối loạn chức năng của các cơ quan từ đó biểu hiện thành triệu chứng.
- Tất cả những ký sinh trùng nói chung hoặc bệnh giun đũa chó mèo đều có khả năng ở trong đường tiêu hóa của người bệnh ở dạng ký sinh trùng trưởng thành, trứng hoặc ấu trùng và lây bệnh cho người khác sau khi nhiễm phải chúng qua đường tiêu hóa. Với giun đũa chó mèo thì chúng sẽ tồn tại ở dạng ấu trùng và không phát triển thành con trưởng thành.
- Do kích thước của chúng là siêu nhỏ nên con người rất khó nhận biết thực phẩm bị nhiễm ký sinh trùng do vậy nếu sơ xuất trong sơ chế và chế biến hay thói quen ăn đồ sống thì đây là nguyên nhân khiến bệnh lây truyền cho đường thực phẩm.
- Giun sán rất nhạy cảm với điều kiện môi trường như nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh. Ký sinh trùng tồn tại ở dạng nào cũng sẽ bị giết chết khi đun ở nhiệt độ trên 70 độ C do vậy chỉ cần thức ăn được đun sôi, nấu chín kỹ thì đảm bảo sẽ không bị nhiễm bệnh.
- Trong khuyến cáo của Cục ATTP, Bộ Y tế đưa ra thì với các bệnh truyền qua thực phẩm do giun sán ký sinh trùng gây nên đều có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như đều có biện pháp phòng chống hiệu quả.
- Các biện pháp phòng chống được đưa ra như sau: mỗi người dân cần thực hiện vệ sinh môi trường sống, nguồn nước, vệ sinh chất thải, rác thải; vệ sinh khu nấu nướng chế biến, bảo quản thực phẩm đúng hướng dẫn; thường xuyên vệ sinh cá nhân, rửa tay xà phòng; không dùng phân tươi bón ruộng, trồng rau; nuôi gia súc gia cầm thả rông; diệt ruồi, nhặng, gián, chuột là những côn trùng trung gian truyền bệnh.
- Đồng thời thực hiện theo hướng dẫn của Cục đưa ra thì mỗi người dân cần biết và thực hiện 10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm an toàn gồm:
- Lựa chọn thực phẩm an toàn.
- Luôn nấu chín kỹ thức ăn.
- Thức ăn phải sử dụng ngay khi vừa được nấu chín.
- Thực hiện bảo quản thực phẩm cẩn thận khi đã nấu chín.
- Đun kỹ thực phẩm đã nấu cũ trước khi ăn.
- Tuyệt đối không để lẫn thực phẩm sống và chín.
- Luôn rửa tay sạch trước khi chế biến thực phẩm;
- Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ, lau chùi thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn.
- Có các biện pháp bảo vệ thực phẩm khỏi sự xâm nhập của các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác.
- Sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, máy lọc nước…
- Khi có bất cứ triệu chứng nào của bệnh giun sán ký sinh trùng hay bệnh giun đũa chó mèo thì người dân cần tới cơ sở y tế để khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh từ đó được sử dụng thuốc đặc trị kịp thời tránh gây ra các biến chứng bệnh mà không thể hồi phục được.
Bs Lê Thị Hương Giang
>> Xem Thêm: Đôi Nét Về Bệnh Giun Sán
- HỒNG BAN ĐA DẠNG DO THUỐC- NHẬN BIẾT SỚM ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG
- Bệnh giun đũa chó mèo lac chủ (Toxocara sp)
- Đừng Nghĩ Bị Ngứa Không Liên Quan Đến Gan
- Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Thú Cưng Khỏi Nhiễm Ký Sinh Trùng
- NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý ĐỂ NUÔI THÚ CƯNG AN TOÀN
- Ổ SÁN TRONG NÃO NGƯỜI HAY ĂN TIẾT CANH
- KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT ĐỊNH KỲ - HÀNH ĐỘNG NGAY VÌ SỨC KHỎE CỦA MÌNH VÀ NGƯỜI THÂN
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ TAY – CHÂN – MIỆNG & 4 LƯU Ý KHI CHĂM SÓC TẠI NHÀ
- 8 BIỂU HIỆN DA QUAN TRỌNG CẦN BIẾT Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH LÝ THẬN
- Bệnh Da Ở Cơ Quan Sinh Dục Nữ (phần 1)
- Bệnh da do ký sinh trùng (phần 2) Dấu hiệu nhận biết bệnh qua biểu hiện ngoài da và các vị trí trên
- NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ BỆNH VIÊM GAN B