PHÒNG KHÁM MINH PHÚC, 74 Bắc Hải, Phường 6, Q. Tân Bình, Hồ Chí Minh, Ho Chi Minh, 70000, VN. 0988705868

Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Thú Cưng Khỏi Nhiễm Ký Sinh Trùng

Ở các bài viết trước, Phòng khám đã đề cập các loại bệnh nhiễm ký sinh trung từ vật nuôi/thú cưng qua cho người. Vậy nên để giải quyết tận gốc vấn đề này, giải pháp triệt để nhất là không nuôi vật nuôi/thú cưng. Nhưng trào lưu nuôi thú cưng này vẫn được các bạn trẻ/nhỏ yêu thích và không thể ngăn cấm.

Nên phòng khám sẽ cung cấp các bạn vài thông tin cơ bản về bệnh ký sinh trùng trên thú cưng phổ biến và từ đó chúng ta sẽ biết cách chăm sóc và phòng tránh một cách có hiệu quả nhất nhé !

1. Tìm hiểu các bệnh ký sinh trùng đường ruột ở thú cưng:

_ Một số loại ký sinh trùng trong cơ thể thú cưng bao gồm: giun tròn, trùng cầu, khuẩn giardia, giun móc, giun tóc gây ra biểu hiện buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và thiếu máu ở vật nuôi/thú cưng.

_ Loài chó hay bị giun tròn (giun đũa) ký sinh gần như trong mọi giai đoạn của cuộc đời. Giun tròn truyền từ mẹ sang con, do vậy sinh ra thường có đã mắc loại giun này.

_ Chó trưởng thành thường nhiễm giun khi chúng liếm cỏ bị ô nhiễm, nuốt bọ chét hoặc những quả trứng bọ siêu nhỏ luôn tồn tại trong đất.

_ Nếu nhiễm giun đũa (Trichuris Vulpis) sẽ dẫn đến viêm đại tràng và sụt cân.

_ Trong các loại ký sinh trùng thì sán dây là loại gây nguy hiểm cao gây ra do loài bọ chét ký sinh trên lông thú cưng/vật nuôi.

_ Có thể thấy giun tròn và sán dây bằng mắt thường, không cần kính hiển vi. Còn những loài giun khác thì khó thấy bằng mắt thường hơn. Do đó, chẩn đoán sớm là điều quan trọng và cần thiết để bảo vệ thú cưng khỏi nhiễm ký sinh trung đường ruột.

2. Bọ chét:

_ Thú cưng thường vật vã trong tuyệt vọng khi bị bọ chét tấn công là hình ảnh đau lòng nhất là với những chủ nhân của thú cưng. Khi bọ chét cắn, chúng sẽ bơm một lượng nhỏ nước bọt vào da để chống đông máu. Hầu hết thú cưng vật nuôi không những vô cùng khó chịu khi bị bọ chét cắn và còn thêm chứng dị ứng do vết cắn của loài này gây ngứa nghiêm trọng và làm vật nuôi/thú cưng gãi không ngừng nghỉ. Chúng gây bệnh ngoài da phổ biến nhất cho thú cưng là viêm da do dị ứng.

_ Bọ chét làm tổ trên cơ thể chó mèo và sinh sôi nhanh chóng trong vài tuần. Bên cạnh các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa, chúng còn làm lây truyền bệnh sán dây.

3. Ve chó:

_ Loài ký sinh trùng này hoàn toàn khác biệt, khi ve cần uống máu, chúng tìm kiếm con mồi bằng cảm biến nhiệt. Khi một vật thể ấm đi ngang qua chúng, ve sẽ tự bám vào quần áo hoặc lông hoặc rơi từ trên cây xuống vật thể và đâm vào da thịt vật nuôi/thú cưng bằng miệng của chúng và bắt đầu hút máu, cho đến khi no nê mới nhả ra. Thường thì con cái trưởng thành sẽ rơi khỏi con mồi và tìm nơi trú ẩn sau khi ăn no nê, rồi đẻ trứng và chết.

_ Ve gây các bệnh về viêm mủ và các bệnh nhiễm trùng khác trên cơ thể của thú cưng, vật nuôi.

4. Muỗi không những gây bệnh cho người mà còn làm lây nhiễm một số bệnh nhiễm trùng thông qua vết cắn của chúng.

5. Làm thế nào ngăn ngừa ký sinh trùng đường ruột, bọ chét, ve ....

_ Tiêm vắc xin tẩy giun định kỳ cho thú cưng là điều vô cùng cần thiết và quan trọng

_ Trước mỗi lần tiêm vacxin cho thú cưng, nên thu thập một mẫu phân và theo dõi mẫu được kiểm tra ở khoảng thời gian thích hợp sau lần tẩy giun gần nhất và nên kiểm tra phân hằng năm trừ khi chúng đang dùng thuốc ngừa giun tim kiêm kiểm soát ký sinh trùng đường ruột.

_ Với bọ chét và ve chó: cách giải quyết tốt nhất là tiêu diệt bọ chét và ve, và ngăn chặn sự quay trở lại của chúng theo đơn điều trị của bác sĩ thú y. Hiện tại có một số thuốc có thể chống lại cả 3 mối đe dọa: giun tim, ký sinh trùng đường ruột và bọ chét.Đồng thời phải diệt bọ chét và ve chó một cách toàn diện, từ việc điều trị cho thú cưng đến việc vệ sinh giường, sân chơi và nhà của thú cưng bằng các loại thuốc xịt, bôi, bọt.

_ Tuy bọ chét và ve chó rất khó kiểm soát nhưng nếu chủ thú cưng tuân thủ quy trình tiêu diệt ve chó một cách toàn diện như trên và chăm chút/chải lông/tắm sạch cho thú cưng thì chúng không bao giờ giám bén mảng đến.

_ Luôn quan sát và theo dõi những thay đổi, biểu hiện dù nhỏ nhất của thú cưng: tiêu chảy, có chất nhầy hoặc máu trong phân, chán ăn, sụt cân, cơ thể nổi mẩn đỏ, ngứa, cảm thấy khó chịu ở vùng bụng...... vì khi mới nhiễm ký sinh trùng, chúng thường ít khi thể hiện.

Các loại ký sinh trùng đều khiến vật nuôi khó chịu. Nên việc loại bỏ chúng sớm sẽ giúp thú cưng/vật nuôi có sức khỏe tốt bằng việc luôn hợp tác với bác sĩ thú y để tìm ra phương pháp chăm sóc và ngăn ngừa ký sinh cho thú cưng/vật nuôi của bạn luôn trong trạng thái khỏe mạnh nhất. Điều đó cũng là biện pháp bảo vệ và ngăn ngừa cho bạn khỏi các bệnh nhiễm ký sinh trùng lây nhiễm từ thú cưng/vật nuôi của bạn, bạn nhé !

 

 

Nguồn tham khảo: nhiều nguồn khác nhau.

 

Copyright © PHÒNG KHÁM MINH PHÚC
Online: 30 | Tổng truy cập: 368400
ĐẶT LỊCH KHÁM
zalo 0988705868
zalo
Messenger
https://www.facebook.com/Ph%C3%B2ng-kh%C3%A1m-chuy%C3%AAn-khoa-Minh-Ph%C3%BAc-112680988232328/