- Bệnh do nhiễm giun sán là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất trên toàn thế giới. Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị mắc các bệnh giun sán. Và hầu như không gây được miễn dịch bảo vệ suốt đời cho người bệnh sau khi nhiễm, tạo ra gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Các bệnh về giun sán thường tiến triển âm thầm trong một thời gian dài, gây hại cho sức khỏe của con người, được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gọi là bệnh ký sinh trùng nhiệt đới bị lãng quên (NTDs).
- Các trường hợp nhiễm giun sán tập trung nhiều hơn ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Phát hiện này một phần liên quan đến các yếu tố khí hậu địa phương tạo điều kiện cho trứng STH và ấu trùng phát triển trong môi trường và các yếu tố khác thúc đẩy sự hiện diện liên tục hoặc thường xuyên của các loài vật chủ trung gian truyền bệnh như côn trùng và các loài ốc.
- Bệnh giun truyền qua đất và bệnh lây truyền từ động vật sang người là các loại bệnh giun sán quan trọng nhất
1. Giun truyền qua đất (còn gọi là giun đường ruột)
- Trong số 20 bệnh có trong danh sách các bệnh nhiệt đới bị bỏ quên của WHO, giun truyền qua đất là bệnh phổ biến nhất (>1 tỷ người mắc bệnh) và gánh nặng nhất (gánh nặng toàn cầu của 3 triệu DALY). Nhiễm giun truyền qua đất ảnh hưởng đến các cộng đồng nghèo nhất và thiếu thốn nhất. Phân bố rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới vì chúng có liên quan đến việc thiếu vệ sinh, xảy ra bất cứ nơi nào có nghèo đói, với số lượng lớn nhất xảy ra ở châu Phi hạ Sahara, châu Mỹ, Trung Quốc và Đông Á. Chúng lây truyền qua trứng có trong phân người, từ đó làm ô nhiễm đất ở những khu vực vệ sinh kém. Hơn 267 triệu trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo và hơn 568 triệu trẻ em ở độ tuổi đi học sống ở những khu vực mà các ký sinh trùng này lây truyền mạnh mẽ, và cần được điều trị và can thiệp phòng ngừa.
- Các loài chính gây bệnh cho người là giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuristrichiura) và giun móc/mỏ (Necatoramericanus và Ancylostoma duodenale). Giun đường ruột tạo ra một loạt các triệu chứng bao gồm các biểu hiện ở ruột (tiêu chảy, đau bụng), khó chịu và suy nhược nói chung. Giun móc gây mất máu đường ruột mãn tính dẫn đến thiếu máu. Những người có nguy cơ gồm:
-
Trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo
-
Trẻ em trong độ tuổi đến trường
-
Phụ nữ lứa tuổi sinh sản (bao gồm cả phụ nữ mang thai trong quý hai, quý ba thai kỳ và phụ nữ cho con bú).
-
Người làm trong một số ngành nghề có nguy cơ cao như thợ hái chè hoặc thợ mỏ.
1.1. Lây truyền
- Giun truyền qua đất sống trong ruột của những người bị nhiễm bệnh nơi chúng sản xuất hàng ngàn quả trứng mỗi ngày và được thải qua phân. Khi điều kiện môi trường thuận lợi, trứng phát triển thành giai đoạn lây nhiễm. Ở những khu vực thiếu vệ sinh, những quả trứng này làm ô nhiễm đất. Điều này có thể xảy ra theo các cách:
-
Trứng giun có trong rau được người bệnh nuốt vào khi rau không được nấu chín kỹ, rửa hoặc gọt vỏ.
-
Trứng được nuốt vào từ nguồn nước bị ô nhiễm.
-
Trứng được nuốt bởi những đứa trẻ chơi trong đất bị ô nhiễm và sau đó đưa tay vào miệng mà không rửa.
- Ngoài ra, trứng giun móc nở trong đất, giải phóng ấu trùng sau đó trưởng thành thành một dạng có thể chủ động xâm nhập vào da. Con người bị nhiễm giun móc chủ yếu do đi chân trần trên đất bị ô nhiễm.
- Không có lây truyền trực tiếp từ người sang người, hoặc nhiễm trùng từ phân tươi, vì trứng thải qua phân cần khoảng 3 tuần để trưởng thành trong đất trước khi chúng trở nên lây nhiễm. Vì những con giun này không nhân lên trong vật chủ là người, nên việc tái nhiễm chỉ xảy ra do tiếp xúc với các giai đoạn lây nhiễm trong môi trường.
1.2. Tình trạng bệnh và triệu chứng
- Tình trạng bệnh liên quan trực tiếp đến số lượng giun chứa trong người bệnh. Những người bị nhiễm cường độ nhẹ (vài con giun) thường không bị ảnh hưởng bởi nhiễm trùng. Nhiễm trùng nặng hơn có thể gây ra một loạt các triệu chứng bao gồm các biểu hiện đường ruột (tiêu chảy và đau bụng), suy dinh dưỡng, suy nhược và suy yếu nói chung và suy giảm sự tăng trưởng và phát triển thể chất. Nhiễm trùng cường độ rất cao có thể gây tắc nghẽn đường ruột nên được điều trị bằng phẫu thuật. Nhiễm trùng đồng thời với các loài ký sinh trùng khác là thường xuyên và có thể có ảnh hưởng thêm về tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý nội tạng.
>>Xem thêm: Viêm Gán B - Mức Độ Nguy Hiểm Ra Sao
2. Bệnh giun sán lây truyền từ động vật (Zoonosis)
- Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm zoonosis, kể cả những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số người có thể gặp nhiều rủi ro hơn những người khác. Những người này có nhiều khả năng mắc bệnh hơn và thậm chí tử vong bao gồm:
-
Trẻ em dưới 5 tuổi
-
Người lớn trên 65 tuổi
-
Những người có hệ miễn dịch yếu
3. Phòng chống và kiểm soát
- Cắt đứt nguồn lây bệnh: Làm giảm cường độ nhiễm giun, giảm tỷ lệ nhiễm bằng cách chủ động phát hiện và điều trị cho người bệnh, điều trị hàng loạt ở những vùng có tỷ lệ nhiễm cao.
- Giám sát vệ sinh môi trường: Vệ sinh môi trường, quản lý rác thải, nước thải từ các hộ chăn nuôi, quản lý nguồn phân thải ra môi trường.
- Chống lây nhiễm:
-
Truyền thông giáo dục y tế về nguyên nhân lây nhiễm, tác hại và biện pháp phòng chống bệnh cho cộng đồng người dân có kiến thức, thái độ, hành vi tự bảo vệ mình tự giác phòng chống bệnh hiệu quả.
-
Phát động phong trào dọn dẹp vệ sinh môi trường.
-
Giữ gìn vệ sinh cá nhân (ăn chín, uống sôi; vệ sinh, nấu ăn và chuẩn bị thức ăn đúng cách; rửa tay đầy đủ và vệ sinh chung).
-
Kiểm soát véc tơ và phòng ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng ở động vật nuôi.
- HỒNG BAN ĐA DẠNG DO THUỐC- NHẬN BIẾT SỚM ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG
- Bệnh giun đũa chó mèo lac chủ (Toxocara sp)
- Đừng Nghĩ Bị Ngứa Không Liên Quan Đến Gan
- Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Thú Cưng Khỏi Nhiễm Ký Sinh Trùng
- NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý ĐỂ NUÔI THÚ CƯNG AN TOÀN
- Ổ SÁN TRONG NÃO NGƯỜI HAY ĂN TIẾT CANH
- KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT ĐỊNH KỲ - HÀNH ĐỘNG NGAY VÌ SỨC KHỎE CỦA MÌNH VÀ NGƯỜI THÂN
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ TAY – CHÂN – MIỆNG & 4 LƯU Ý KHI CHĂM SÓC TẠI NHÀ
- 8 BIỂU HIỆN DA QUAN TRỌNG CẦN BIẾT Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH LÝ THẬN
- Bệnh Da Ở Cơ Quan Sinh Dục Nữ (phần 1)
- Bệnh da do ký sinh trùng (phần 2) Dấu hiệu nhận biết bệnh qua biểu hiện ngoài da và các vị trí trên
- NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ BỆNH VIÊM GAN B