Bệnh nhân hỏi: Chào Bác sĩ, em năm nay 22 tuổi, em làm công nhân ở công ty giày da. Gần đây em hay bị ngứa da nổi mề đay toàn thân. Em đi xét nghiệm và được trả kết quả là nhiễm sán chó. Em có tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần và nhà em không có nuôi chó mèo mà sao em lại bị nhiễm? Mong bác sĩ giải đáp giúp. Em xin cảm ơn
Chào em, Phòng khám Minh Phúc xin trả lời những câu hỏi của em như sau:
Trước hết, Ngứa da là cảm giác khó chịu của cơ thể, nồi mề đay là cho da sung cục lên cũng rất khó chịu và làm mất tự tin khi làm việc hay đi chơi. Ngứa da dị ứng có rất nhiều nguyên nhân:
- Nhiễm kí sinh trùng: sán chó, giun lươn,..trong máu hay con ký sinh ngoài ra như Demodex, rận…
- Dị ứng: dị ứng với bụi vải, dị ứng đồ ăn, thời tiết, con mạt bụi nhà.
- Bệnh nội khoa: viêm gan virus A,B,C,E, viêm gan do sử dụng rượu bia hay các chất kích thích.
- Các nguyên nhân khác : Căng thẳng thần kinh Stress, thức đêm nhiều, …
Giống như câu hỏi của em, cùng rất nhiều người tới khám và hỏi bác sĩ khi bệnh nhân bị nhiễm giun đũa chó thường hỏi: “ tôi không tiếp xúc với chó mèo, mà tôi cũng ghét chó mèo mà sao tôi lại bị nhiễm bệnh?” Nguyên nhân dẫn tới con người bị lây nhiễm ký sinh trùng nói chung và sán chó nói riêng là do:
- Ăn rau sống hoặc những đồ ăn không được nấu chín kỹ
- Trong môi trường sống của bản thân có chó mèo, chất thải tiết của chó mèo không được vệ sinh cẩn thận nên lây nhiễm.
- Tiếp xúc với môi trường đất, nước có nhiễm trứng giun sán sau đó vô tình đưa lên miệng hoặc bị chui qua da tạo nên ấu trùng di chuyển dưới da.
Giun đũa chó là loại giun sống trong ruột chó, nhiều nhất là ở chó con. Giun trưởng thành đẻ trứng, theo phân cho ra môi trường. Ấu trùng giun đũa chó không thể trưởng thành trong cơ thể người, nên không thể sinh sản. Triệu chứng nhiễm bệnh thường gặp có: Ngứa da nổi mề đay, nhức đầu, ngứa mắt viêm mắt, đau bụng, ỉa chảy…
Như vậy, chúng ta có thể nhiễm giun đũa chó và kí sinh trùng mèo mà không hề nuôi hay tiếp xúc với chó mèo.
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân ngứa da và điều trị chính xác thì cần được lấy máu làm xét nghiệm ELISA để tìm giun sán ký sinh trùng.
Tại sao xổ giun sán định kì mà vẫn bị nhiễm sán chó, sán mèo?
Thuốc xổ giun sán định kì có thành phần thường là Albendazole hoặc Mebendazole. Thuốc chỉ có tác dụng với giun sống trong đường tiêu hóa (giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim…). Do chỉ uống 1-2 viên nên thuốc chưa đủ để diệt được sán chó nếu đã nhiễm bệnh. Khi đã có triệu chứng nhiễm bệnh thì cần điều trị theo đúng phác đồ, đủ thời gian và phối hợp các thuốc phù hợp vừa điều trị triệu chứng và nguyên nhân.
BS Lê Thị Hương Giang
- GIUN ĐŨA NỖI ÁM ẢNH
- Ấu trùng Giun đầu gai Gnathostoma spp. ký sinh ở da và phủ tạng cơ thể
- 7 Loại Giun Sán Ký Sinh Ăn Mòn Sức Khỏe Bạn Cần Phải Biết
- Ký sinh trùng là gì ? Nhóm ký sinh trùng sinh vật đơn bào ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể như thế nào
- BỆNH NHIỄM GIUN SÁN CHÓ MÈO
- Đối tượng dễ bị nhiễm sán chó là những ai?
- Các triệu chứng bệnh nhiễm Sán chó Toxocara spp
- Ký sinh trùng lây truyền qua thức ăn
- Làm thế nào để điều trị sán chó khỏi hoàn toàn?
- Báo Cáo Ca Bệnh: Đau Nhức Cơ Thể Nhiều Năm Không Hết
- Nguyên Nhân Gây Ngứa Da Dị Ứng
- Nhiễm Giun Lươn Có Phải Do Ăn Lươn Không?