Câu hỏi:
Hiện tại nhà em có nuôi cả chó và mèo, có cả chó mèo con mới sinh mà gia đình thì tiếp xúc trực tiếp với chúng rất nhiều. Em có cô hàng xóm có bị nhiễm giun sán chó. Sau đó có tìm hiểu thì rất lo lắng là gia đình em đều có thể đã mắc bệnh. Bác sĩ cho em hỏi là làm thế nào để biết bị nhiễm bệnh sán chó mèo và trị bệnh có hết không ạ?
( Bạn Thanh Xuân – Bình Phước)
Trả lời:
Xin chào bạn Thanh Xuân, hiện nay có rất nhiều người nhiễm bệnh giun sán mà lây truyền từ chó mèo như: Giun đũa chó ( Sán chó) Toxocara spp, Sán lãi chó, Ký sinh trùng mèo ( Toxoplasma Gondii)
Hiện nay, nhu cầu nuôi thú cưng trong nhà cũng rất nhiều. Vùng nông thông thì nuôi chó để giữ nhà, mèo để bắt chuột. Còn người dân ở thành thị thì nuôi và chăm sóc như thành viên trong nhà, có cuộc sống tiếp xúc trực tiếp với cho mèo thậm chí là ăn ngủ cùng. Bên cạnh những điểm tốt từ việc nuôi chó mèo thì chó mèo cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho con người khi sống chung mà ít người để ý tới.
Hiện nay được nuôi nhiều nhất là chó mèo ở các hộ gia đình. Cũng như những đối tượng khác thì những loài động vật này cũng mang theo những mầm bệnh trên người và có thể lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp tới con người.
1. Một số bệnh ký sinh trùng có thể lây truyền từ chó mèo có một số loài tiêu biểu
- Bệnh giun đũa chó (Toxocara canis), mèo (Toxocara cati)
- Người chỉ là vật chủ vô tình nhiễm phải nguồn bệnh nên khi nhiễm bệnh vào cơ thể người được gọi là nhiễm ấu trùng giun đũa chó/ mèo. Do giun đũa chó mèo không thể phát triển trưởng thành trong cơ thể người. Nguồn bệnh có thể trực tiếp từ chó mèo hoặc trứng giun có trong đất hoặc nước nhiễm phân chó mèo hoặc khi ăn phải thịt chó mèo chưa được nấu chín kĩ.
- Khi trứng giun sán chó xâm nhập vào cơ thể tới ruột non sẽ nở. Và giải phóng ra ấu trùng, ấu trùng chui qua thành ruột và đi tới gan. Từ đó sẽ được phát tán đi khắp các cơ quan trong cơ thể qua hệ tuần hoàn và hệ bạch huyết gây nên những tổn thương nội tạng như ở gan, tim, não, mắt… Ấu trùng giun sán chó không thể phát triển thành giun đũa chó trưởng thành trong cơ thể người nên không thể sinh sản tạo chu kỳ sống mới trong cơ thể người. Tuy nhiên chúng sẽ tồn tại được rất nhiều năm nếu không sử dụng thuốc điều trị.
2. Biểu hiện của bệnh
- Khi người bệnh bị nhiễm giun đũa chó mèo thì tùy cơ địa và mức độ nhiễm bệnh có thể biểu hiện triệu chứng hoặc không và mỗi người có biểu hiện bệnh khác nhau.
- Bệnh không có triệu chứng đặc hiệu, tỉ lệ gặp ở trẻ em nhiều hơn là ở người lớn. Biểu hiện ban đầu có thể có ngứa da dị ứng, đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Nặng hơn có gan to, sốt, ho, tăng bạch cầu ái toan. Nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây nên các biến chứng như viêm phổi, tràn dịch màng phổi, rối loạn thần kinh, viêm não màng não, viêm một số tổ chức ở mắt dẫn tới giảm thị lực hoặc mù lòa.
Hiện nay ngoài việc thăm khám lâm sàng thì phương pháp xét nghiệm đặc hiệu được sử dụng phổ biến hiện nay là xét nguyên huyết thanh Elisa miễn dịch tìm kháng thể kháng ấu trùng giun đũa chó mèo mà độ chính xác có thể tới 50%.
Như vậy Thanh Xuân có thể đưa gia đình đi thực hiện xét nghiệm xem có bị nhiễm bệnh giun sán chó mèo hay không, mẫu xét nghiệm là sẽ lấy máu.
Nếu trong trường hợp phát hiện ra có bệnh thì thuốc thường được sử dụng trước đến này là Albendazole, Mebendazole điều trị từ 14-21 ngày, liệu trình điều trị 1-3 tháng và hoàn toàn có thể trị dứt điểm.
Bạn hãy đưa người nhà đến Phòng Khám Minh Phúc để kiểm tra sớm để điều trị nhanh chóng nhất nếu có bệnh nhé, chó mèo hãy tẩy giun định kỳ cho chúng nữa.
Chúc sức khỏe cả gia đình bạn.
Bs Lê Thị Hương Giang
- Bệnh Sán Gạo Heo Taenia Solium
- Bệnh Nhiễm Ấu Trùng Sán Gạo Heo
- Bệnh Do Sán Dây Bò Teania Saginata
- Xét Nghiệm Sán Chó Ở Đâu TP. HCM ?
- Xét Nghiệm Tầm Soát Các Loại Giun Sán Ký Sinh Trùng Gây Ngứa
- Nên Xét Nghiệm Giun Sán Ở Đâu TP HCM?
- Thuốc Trị Sán Chó
- Nhiễm Sán Chó Có Mang Thai Được Không?
- Cách Điều Trị Bệnh Sán Chó
- Dấu Hiệu Bệnh Sán Chó
- Sán Lá Ruột Echinostoma Sp Ở Người
- Viêm Màng Bồ Đào Mắt Nguy Hiểm Ra Sao?