Rất hiếm người bệnh nhiễm giun đũa chó, mèo bị mù mắt, co giật, hôn mê, tử vong... nhưng nhiều người lại lo lắng quá mức khi bị nhiễm ký sinh trùng này. Hiện này tỉ lệ người nhiễm giun đũa chó mèo rất nhiều nhưng tỉ lệ người bệnh nhiễm bệnh dẫn tới mù mắt,co giật, động kinh, hôn mê và tử vong thì cũng rất ít, nhưng hiện nay mọi người đều tỏ ra lo lắng nhiều khi bị nhiễm ký sinh trùng này. Tại sao vậy? Nhiễm giun đũa chó có thật sự nguy hiểm vậy không?
1. Giun Đũa Chó Là Gì?
Giun đũa chó là một loại giun tròn giống như giun đũa ở người nhưng vật chủ chính để có thể phát triển và sinh sản là ở chó mèo. Khi xâm nhập vào cơ thể người nó được gọi là đi “ lạc chỗ” do vậy từ trứng chỉ có thể nở ra thành ấu trùng giun đũa chó mèo mà không thể tiếp tục trưởng thành thêm hoặc sinh sản. Vậy mà khi biết bị nhiễm ấu trùng này nhiều người đều rất lo sợ? Vì chúng có thể tấn công lên tất các bộ phận, các cơ quan của cơ thể mà không bỏ sót một vị trí nào.
2. Các Triệu Chứng Của Bệnh Giun Đũa Chó
Các triệu chứng của bệnh khi khởi phát đều rất nhẹ nhàng. Thậm chí có trường hợp không hề có biểu hiện bệnh ví dụ như: ngứa da dị ứng nổi mề đay, các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa ( đau bụng, táo bón, tiêu chảy, chướng bụng..), chảy nước mắt, viêm đỏ mắt, mờ mắt… những triệu chứng này rất dễ bỏ qua hoặc chẩn đoán sai bệnh dẫn tới chữa không khỏi. Nhưng điều mà bệnh nhân lo sợ dẫn tới gọi là “ quá mức” là ấu trùng giun đũa chó có thể hoàn toàn tấn công lên não dẫn tới hội chứng viêm não, màng não, co giật, động kinh, ngất xỉu, mất trí nhớ và nặng nhất là dẫn tới tử vong. Cơ chế của biến chứng này là do ấu trùng tồn tại trong máu nên đi khắp cơ thể, khi tới não nó đã ký sinh lại và phát bệnh.
Triệu chứng thường gặp nhất ấu trùng giun đũa chó đã tấn công lên não và tủy sống thường là có sốt, nhức đầu (có tới trên 90% bệnh nhân thường đau ở một vị trí, uống thuốc giảm đau thông thường không đỡ, hay bị đau về đêm), bệnh nhân có thể ói hoặc thường xuyên mắc ói, cảm giác lạ ở tay chân kiểu mệt mỏi, châm chích, rã rời.
Ngoài ra thì còn các triệu chứng khác nếu có tổn thương các dây thần kinh như tật nhìn đôi, giảm thị lực, yếu tay chân. Diễn biến nặng nề là dẫn tới hôn mê thậm chí là tử vong.
3. Bệnh Giun Đũa Chó Có Nguy Hiểm?
Rất nhiều người đã giật mình nghĩ lại rằng đã 5 năm, 10 năm, 20 năm chưa hề tẩy giun sán hay đi khám về bệnh giun sán ký sinh trùng nên khi phát hiện ra nhiễm bệnh họ luôn lo sợ rất nhiều. Hiện nay trên thị trường quảng cáo các loại thuốc diệt được tất cả giun sán cùng với những triệu chứng làm mọi người hoang mang lo lắng, tự mua thuốc không rõ nguồn gốc uống hết rất nhiều tiền mà không hề khỏi bệnh.
Chẩn đoán bệnh hiện nay dựa vào lấy mẫu máu làm xét nghiệm ELISA tìm ký sinh trùng. Xét nghiệm gợi ý có thể thấy trong công thức máu có sự tăng lên của bạch cầu ái toan, chọc dò dịch não tủy thấy tỉ lệ bạch cầu ái toan tăng. Ngoài ra thì chụp cộng hưởng từ MRI sọ não và chụp CT Scanner, điện não cũng cho thấy hình ảnh gợi ý là tổn thương não do ký sinh trùng gây nên.
Để điều trị người bệnh sẽ được sử dụng các loại thuốc diệt ký sinh trùng. Do vậy việc người bệnh lo sợ quá mức không phải không có cở sở tuy nhiên cần tìm đúng chuyên khoa ký sinh trùng để được chẩn đoán chính xác, dùng đúng thuốc theo phác đồ điều trị vừa nhanh chóng khỏi bệnh vừa không hại đến sức khỏe.
Bác sĩ Lê Thị Hương Giang
Phòng Khám Nội Tổng Hợp Minh Phúc
- Bệnh Sán Gạo Heo Taenia Solium
- Bệnh Nhiễm Ấu Trùng Sán Gạo Heo
- Bệnh Do Sán Dây Bò Teania Saginata
- Xét Nghiệm Sán Chó Ở Đâu TP. HCM ?
- Xét Nghiệm Tầm Soát Các Loại Giun Sán Ký Sinh Trùng Gây Ngứa
- Nên Xét Nghiệm Giun Sán Ở Đâu TP HCM?
- Thuốc Trị Sán Chó
- Nhiễm Sán Chó Có Mang Thai Được Không?
- Cách Điều Trị Bệnh Sán Chó
- Dấu Hiệu Bệnh Sán Chó
- Sán Lá Ruột Echinostoma Sp Ở Người
- Viêm Màng Bồ Đào Mắt Nguy Hiểm Ra Sao?