Bệnh sán chó có mang thai được không?
Trong quyết định số 4283/QĐ-BYT ngày 08/8/2016 về việc Ban hành Tài liệu “Định nghĩa trường hợp bệnh truyền nhiễm”
Theo định nghĩa ca bệnh giun đũa chó mèo (Toxocariasis) của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định số 4283/QĐ-BYT ngày 08/8/2016 về việc Ban hành Tài liệu “Định nghĩa trường hợp bệnh truyền nhiễm” có đề cập tới bệnh giun đũa chó mèo xác định gồm các tiêu chuẩn sau:
Ngứa, nổi mẩn
Đau đầu, đau bụng, khó tiêu
Đau nhức mỏi, tê bì
Sốt, thở khò khè
Có thể kèm một hoặc các triệu chứng sau: gan to, viêm phổi, đau bụng mạn tính, rối loạn thần kinh khu trú, tổn thương ở mắt, rối loạn thị lực, viêm mắt, tổn thương võng mạc
Kháng thể anti-Toxocara spp. IgG dương tính bằng xét nghiệm ELISA
Hoặc tìm thấy ấu trùng hoặc giun đũa chó mèo trưởng thành
Hoặc phát hiện đoạn gen đặc hiệu của ấu trùng giun đũa chó, mèo bằng kỹ thuật sinh học phân tử
Ổ chứa: Chó là ổ chứa của Toxocara canis còn Toxocara cati có ở trong mèo; ổ chứa trứng giun là đất cát, trong nguồn nước có nhiễm phân chó mèo.
Thời kỳ ủ bệnh: từ vài tuần đến vài tháng phụ thuộc vào mức độ nhiễm ấu trùng giun nhiều hay ít và cơ địa của người bệnh. Có trường hợp ăn gan chó nhiễm bệnh mà chưa được nấu chín thì thời gian ủ bệnh ngắn chỉ vài giờ tới vài ngày. Người nuốt phải trứng giun đũa chó/mèo khi đến ruột non trứng nở giải phóng ra ấu trùng, ấu trùng sẽ chui qua thành ruột di chuyển đến gan.
Từ gan, ấu trùng qua hệ tuần hoàn và bạch huyết chu du đến các tổ chức khác như phổi, nội tạng, mắt gây ra các tổn thương. Ấu trùng Toxocara spp không phát triển thành giun trưởng thành trên cơ thể người nên không thể tái lặp chu kỳ sống ở cở thể người. Ấu trùng có thể tổn tại trong các cơ quan người nhiều năm nếu không được điều trị.
- Thời kỳ lây truyền: Chó con sẽ bị nhiễm bệnh từ chó mẹ qua rau thai hoặc qua bú sữa mẹ. Khoảng 3 tuần tuổi chúng đã có thể thải trứng giun đũa chó Toxocara ra ngoài môi trường.
Con đường lây nhiễm bệnh giun đũa chó mèo gồm có:
Do khi ăn uống người bệnh vô tình nuốt phải trứng giun có trong đất cát,nước bị nhiễm phân chó mèo hoặc nuốt phải ấu trung giun khi ăn thịt chó, mèo chưa nấu chín.
Không lây truyền trực tiếp từ người sang người.
Như vậy có thể thấy nếu không may bị nhiễm bệnh trong thời kì mang thai thì cũng k truyền bệnh sang cho thai nhi, tuy nhiên triệu chứng bệnh vẫn có thể biểu hiện ở cơ thể người mẹ, lúc đó tùy vào tình trạng nhiễm bệnh mà có thể có quyết định điều trị hay không, các bác sỹ sẽ cân nhắc để có đình chỉ thai nghén hay không.
Các triệu chứng thường gặp khi nhiễm giun đũa chó/ mèo bao gồm:
- Sốt, ho, khó thở, khò khè
- Ngứa da dị ứng nổi mề đay, ngứa trong da, ngứa châm chích
- Gan to
- Đau bụng, rối loạn tiêu hóa,…
Với phụ nữ nếu có ý định mang thai thì nên tầm soát xét nghiệm tìm giun sán là tốt nhất, còn nếu trong trường hợp đã mang thai mà mắc bệnh thì tùy vào mức độ nhiễm bệnh, biểu hiện triệu chứng mà bác sĩ sẽ cân nhắc về liệu trình điều trị tuy nhiên chắc chắn rằng sán chó sẽ không lây truyền sang cho thai nhi để gây nguy hiểm đến tính mạng thai nhi hay gây dị tật, bệnh bẩm sinh.
Bs Lê Thị Hương Giang
- GIUN ĐŨA NỖI ÁM ẢNH
- Ấu trùng Giun đầu gai Gnathostoma spp. ký sinh ở da và phủ tạng cơ thể
- 7 Loại Giun Sán Ký Sinh Ăn Mòn Sức Khỏe Bạn Cần Phải Biết
- Ký sinh trùng là gì ? Nhóm ký sinh trùng sinh vật đơn bào ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể như thế nào
- BỆNH NHIỄM GIUN SÁN CHÓ MÈO
- Đối tượng dễ bị nhiễm sán chó là những ai?
- Các triệu chứng bệnh nhiễm Sán chó Toxocara spp
- Ký sinh trùng lây truyền qua thức ăn
- Làm thế nào để điều trị sán chó khỏi hoàn toàn?
- Báo Cáo Ca Bệnh: Đau Nhức Cơ Thể Nhiều Năm Không Hết
- Nguyên Nhân Gây Ngứa Da Dị Ứng
- Nhiễm Giun Lươn Có Phải Do Ăn Lươn Không?