PHÒNG KHÁM MINH PHÚC, 74 Bắc Hải, Phường 6, Q. Tân Bình, Hồ Chí Minh, Ho Chi Minh, 70000, VN. 0988705868

XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG : NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Ký sinh trùng gây ảnh hưởng lên nhiều cơ quan và hệ thống của cơ thể, dẫn đến các triệu chứng và biến chứng: tiêu hóa (buồn nôn, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy, bệnh vàng da), thần kinh (triệu chứng giống cúm, nhức đầu, cứng cổ, sốt, rối loạn thị giác), da (phát ban, tổn thương), phổi (ho, đau ngực), cơ xương khớp (đau khớp, đau cơ).

 

Ký sinh trùng giun sán ở người

Nội dung chi tiết: 

Khi nào cần làm xét nghiệm ký sinh trùng?

  • Khi cơ thể xuất hiện có những biểu hiện như : 

  • Ngứa da, dị ứng khó chịu và dị ứng ngoài da (phát ban, nổi mề đay).

  • Táo bón hoặc tiêu chảy, có thể tiêu chảy kèm máu.

  • Đầy bụng, khó tiêu.

  • Buồn nôn, nôn.

  • Chán ăn, tắc ruột ở trẻ nhỏ do lòng ruột bị tắc vì chứa quá nhiều giun.

  • Đau bụng dưới, đau thượng vị, đau quanh rốn.

  • Xanh xao, mệt mỏi.

  • Kém tập trung, giảm trí nhớ, lo âu.

Trẻ em có một số triệu chứng như: Nghiến răng, quấy khóc vào ban đêm, suy dinh dưỡng, bụng to, chậm lớn, ngứa hậu môn, …

3.  Xét nghiệm ký sinh trùng gồm các xét nghiệm nào?

 

Xét nghiệm ký sinh trùng là được chỉ định trong thăm khám cận lâm sàng, giúp phát hiện, chẩn đoán các bệnh lý do ký sinh trùng trong cơ thể gây ra như: bệnh sán chó, sán lá gan, sán trong máu, dưới da, trong các mô của tế bào, trong não,...

 

Xét nghiệm ký sinh trùng gồm: xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, soi máu, soi dịch đờm, xét nghiệm mô bệnh học, soi tế bào sừng,... Các xét nghiệm này được kết hợp với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như siêu âm, chụp X-quang, CT-Scan,... để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

3.1. Xét nghiệm máu

  Là xét nghiệm tìm kháng thể kháng ký sinh trùng trong máu, xét nghiệm này được chỉ định khi có nghi ngờ bệnh do ký sinh trùng gây ra, hoặc có ký sinh trùng lạc chỗ khi mà các phương pháp xét nghiệm ký sinh trùng khác không xác định được. Ngoài ra, phương pháp xét nghiệm này còn dùng để tầm soát nhiễm ký sinh trùng trong cộng đồng.

3.1.1. Phết máu ngoại vi làm tiêu bản: 

Khi nghi ngờ người bệnh mắc các loại ký sinh trùng trong máu, bác sĩ có thể chỉ định làm kỹ thuật phết máu lên tiêu bản, tiêu bản sau đó được nhuộm bằng các kỹ thuật thích hợp và soi dưới kính hiển vi tìm ký sinh trùng.

3.1.2.Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu  :

  • Có một số ký sinh trùng khi xâm nhập cơ thể sẽ gây các biến đổi đặc trưng trong công thức máu. Như khi nhiễm sán lá gan lớn, bạch cầu ái toan thường tăng hơn 5% tổng số bạch cầu (bình thường bạch cầu ái toan chỉ chiếm 1-3%), có trường hợp có thể tăng đến 80%. 

  • Kết quả xét nghiệm tế bào máu ngoại vi là một yếu tố để phối hợp chẩn đoán.Tăng bạch cầu ái toan : Trong giai đoạn nhiễm ấu trùng, IgM tăng cao nhưng khi giun trưởng thành rồi thì bạch cầu ái toan giảm nhiều hoặc không tăng. Nếu bạch cầu ái toan tăng cao trong trường hợp nhiễm giun ở giai đoạn trưởng thành thì có thể bị nhiễm kết hợp với Toxocara hoặc giun lươn.

3.1.3. Xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng (ELISA)

3.1. Xét nghiệm miễn dịch huyết thanh

Đây là xét nghiệm được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất để chẩn đoán sàng lọc bệnh nhiễm giun đũa chó/mèo Toxocara spp. Bộ kit ELISA sử dụng kháng nguyên ngoại tiết TES (Toxocara excretory-secretory antigen) để tìm kháng thể loại IgG của ấu trùng trong cơ thể người. 

Độ nhạy: 96.92%, độ đặc hiệu: 98.63%. Kết quả có thể dương tính chéo với các trường hợp nhiễm giun, sán khác (giun đũa, giun móc, giun lươn, giun chỉ hệ bạch huyết, sán lá gan lớn, sán dây). 

Cách đọc kết quả: 

0 - < 9.0 (U): Âm tính

9.0 - 11.0 (U): Chưa xác định. Đề nghị làm lại sau 2 - 3 tuần.

> 11.0 (U): Dương tính.

Âm tính được hiểu là người bệnh chưa từng nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo. Không loại trừ nhiễm ở giai đoạn sớm.

Dương tính: Người bệnh đang nhiễm hoặc đã từng nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo. Cần kết hợp lâm sàng và các xét nghiệm khác.

+ Xét nghiệm tổng phân tích máu: Bạch cầu ái toan tăng > 10% tổng số lượng bạch cầu.

+ Xét nghiệm sinh hóa máu: Xét nghiệm kháng thể IgE toàn phần tăng. 

kháng nguyên thì cả hai sẽ liên kết với nhau. Do đó, nếu người bệnh dương tính với bệnh nghi ngờ thì giấy thử sẽ đổi màu.

3.2. Xét nghiệm phân 

Đối với bệnh nhân nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng, xét nghiệm phân giúp chẩn đoán chính xác bệnh amips, giun sán từ giai đoạn trứng và ấu trùng.

Trong xét nghiệm soi phân, có 2 kỹ thuật thường được sử dụng và giá trị cao hơn khi kết hợp cả 2 kỹ thuật trong tìm ký sinh trùng:

+ Soi tươi trực tiếp: phát hiện trực tiếp sự có mặt của trứng, đơn bào hoặc ký sinh trùng trưởng thành trong phân.

+ Soi tươi tập trung: phát hiện trứng của một số loại giun, đặc biệt có giá trị cao trong các trường hợp lượng ký sinh trùng

 4. Các biện pháp tránh lây nhiễm ký sinh trùng

Để phòng tránh lây nhiễm ký sinh trùng, cần:

- Giữ vệ sinh cá nhân, cắt móng tay, không ngậm tay, mút tay, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Thực hiện ăn sống, uống sôi, hạn chế ăn các thực phẩm tươi sống như: rau sống, cá sống, thịt tái.

- Đi vệ sinh đúng chỗ, không sử dụng phân tươi bón cây, nên ủ phân để phân hoai mục, sau đó mới dùng bón cây.

- Tiến hành sổ giun, sán định kỳ.

- Hạn chế ăn uống tập chung, ăn hàng rong, thực phẩm ôi thiu vì nguy cơ tiềm ẩn

 
Copyright © PHÒNG KHÁM MINH PHÚC
Online: 51 | Tổng truy cập: 368904
ĐẶT LỊCH KHÁM
zalo 0988705868
zalo
Messenger
https://www.facebook.com/Ph%C3%B2ng-kh%C3%A1m-chuy%C3%AAn-khoa-Minh-Ph%C3%BAc-112680988232328/