- Rất nhiều người dân bị ngứa da lâu ngày mà không rõ nguyên nhân và luôn nghĩ là viêm da cơ địa. Có nhiều trường hợp ngứa nhẹ nhưng cũng không ít trường hợp ngứa nổi mề đay nặng nề làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân. Được bạn bè người thân chia sẻ những người này đã đi khám xét nghiệm giun sán và nhận kết quả dương tính với sán chó, họ rất ngạc nhiên khi biết bị mắc bệnh mà nguyên do là thói quen ăn rau sống, thực phẩm sống hoặc là hay tiếp xúc với chó mèo.
- Để chuẩn đoán chính xác bị bệnh giun đũa chó mèo ngay mới có triệu chứng cũng là một vấn đề khó khăn vì các triệu chứng trong các thể bệnh của bệnh giun đũa chó mèo không có tính chất đặc hiệu, ấu trùng phát tán rộng trong cơ thể và có thể bị bỏ sót không phát hiện được khi lấy mẫu sinh thiết, số lượng bạch cầu ái toan có thể bình thường hoặc tăng nhưng chỉ số cũng không ổn định, huyết thanh chẩn đoán ELISA đôi khi có thể cho kết quả nhận diện nhập loại giun sán ký sinh trùng khác.
- Các quan điểm điều trị hiện nay cũng chưa thống nhất về thuốc tối ưu, tuy nhiên Albendazole là thuốc được lựa chọn nhiều nhất.
- Theo S.D. Fernando (2011) điều trị cho trẻ em từ 4 tới 13 tuổi ở Sri Lanka sử dụng Albendazole liều 50mg/kg/ngày chia làm 2 lần x 3 ngày, hoặc DEC (Diethylcarrbamazine) 6mg/kg/ ngày chia 3 lần x 21 ngày. Cả 2 liệu trình đều cho hiệu quả như nhau.
- Theo Magnaval, sử dụng Thiabendazole liều 25-50mg/kg/ngày chia 2 lần x 3-7 ngày, mebendazole 20-25mg/kg/ ngày x 21 ngày, ngoài ra cũng có sử dụng DEC x 21 ngày tuy nhiên thuốc này có tỉ lệ tác dụng phụ nhiều hơn.
- Đối với thể ấu trùng di chuyển ở mắt (OLM) phổi hợp dùng thêm corticoid để chống viêm.
- Albendazole hiện nay la thuốc được sử dụng nhiều nhất trong điều trị bệnh giun đũa chó mèo, thuộc nhóm Benzimidazole, cơ chế tác dụng la thuốc sẽ ức chế sự polymer hóa tubulin của ký sinh trùng để tạo thành các microbule làm ký sinh trùng bị rối loạn hấp thu glucose, từ đó khiến chúng không tạo ra được năng lượng bất động và chết. Tác dụng phụ của albendazole có thể gặp là: đau bụng, rụng tóc có hồi phục, tăng men gan, giảm bạch cầu, dị ứng, độc cho thận.
- Hiện nay có rất nhiều địa chỉ có thực hiện xét nghiệm giun sán ở thành phố Hồ Chí Minh tuy nhiên người dân cần tìm những phòng khám, bệnh viên chuyên khoa về giun sán ký sinh trùng để được xét nghiệm trực tiếp, nhanh và chính xác cũng như nhận được tư vấn đầy đủ thông tin về bệnh từ đó có những loại thuốc đặc trị yên tâm điều trị khỏi bệnh dứt điểm, hạn chế khả năng tái phát.
- Phòng khám chuyên khoa Nội tổng quát Minh Phúc tại địa chỉ 241 Nguyễn Thị Nhỏ, Phường 9, Tân Bình với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong điều trị bệnh lý do giun sán ký sinh trùng sẽ giúp tìm và chẩn đoán chính xác bệnh cũng như điều trị triệt để, đúng phác đồ.
Bác sĩ Lê Thị Hương Giang
- GIUN ĐŨA NỖI ÁM ẢNH
- Ấu trùng Giun đầu gai Gnathostoma spp. ký sinh ở da và phủ tạng cơ thể
- 7 Loại Giun Sán Ký Sinh Ăn Mòn Sức Khỏe Bạn Cần Phải Biết
- Ký sinh trùng là gì ? Nhóm ký sinh trùng sinh vật đơn bào ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể như thế nào
- BỆNH NHIỄM GIUN SÁN CHÓ MÈO
- Đối tượng dễ bị nhiễm sán chó là những ai?
- Các triệu chứng bệnh nhiễm Sán chó Toxocara spp
- Ký sinh trùng lây truyền qua thức ăn
- Làm thế nào để điều trị sán chó khỏi hoàn toàn?
- Báo Cáo Ca Bệnh: Đau Nhức Cơ Thể Nhiều Năm Không Hết
- Nguyên Nhân Gây Ngứa Da Dị Ứng
- Nhiễm Giun Lươn Có Phải Do Ăn Lươn Không?