Bệnh sán dây bò gặp ở rất nhiều người những người có thói quen ăn thịt sống, tái, hay gặp ở nam nhiều hơn do thói quen ăn nhậu.
1. Cấu tạo của con sán trưởng thành
- Con sán trưởng thành có độ dài từ 4 đến 10 mét, thậm chí có con dài tới 25 mét làm cho bệnh nhân bị tắc ruột.
- Cấu tạo con sán trưởng thành gồm có: Đầu. cổ, đốt sán. Đầu sán trưởng thành có hình quả lê, phi 1-2 mm, có 4 đĩa hút hình thuẫn. Cổ sán dài và hẹp tậm 5mm. Đốt sán thì càng về sau càng nhỏ, những đốt đầu có thể có chiều ngang còn lớn hơn chiều dài. Càng xa đầu thì các đốt sán càng già ( đốt sán trưởng thành ). Những đốt sán già di động và có thể tự bò ra ngoài khi bệnh nhân đi cầu thậm chí rơi xuống giường, quần áo. Lỗ sinh dục nằm ở bên cạnh sắp xếp không đều nhau.
- Trứng của sán dây bò thì có màu nâu đậm, khó phân biệt với trứng sán dây lợn, kích thước 30-40 micromet, trong phôi có chứa 6 móc.
- Nang ấu trùng sán dây bò tồn tại trong các thớ cơ, kích thước 15x5mm, nang có chứa đầy chất lỏng có màu hồng đỏ nên khó phân biệt ở miêng thịt. Trong nang có chứa bốn đĩa hút.
>> Xem thêm: Bệnh Đậu Mùa Khỉ
2. Sán dây bò trưởng thành tồn tại ở đâu?
- Sán dây bò trưởng thành tồn tại trong ruột non của người, đầu sán bám vào niêm mạc ruột nhờ các đĩa hút và chất dinh dưỡng sẽ được thấm vào cơ thể sán. Thông thường chỉ có 1 con sán tồn tại trong đường ruột tuy nhiên cũng đã có những trường hợp có tới 2-3 con sán cùng tồn tại. Những đốt sán sau khi trưởng thành và già đi sẽ rời khỏi con sán đi xuống đại tràng rồi tới trực tràng chui qua hậu môn, lúc này đốt sán già vẫn di động có thể bò ra quần ra chân… Mỗi đốt sán có chứa tới 80.000 trứng, thường có 6-9 đốt sán chứa trứng được đào thải mỗi ngày qua phân.
- Khi đốt sán mang trứng và trứng này được phát tán ra môi trường bên ngoài, nhờ có lớp vỏ dày mà trứng tồn tại tự do rất lâu có thể tới 1 năm. Khi trâu bò ăn trúng trứng sán lúc này trứng sẽ nở ra phôi thai sáu móc sau đó đi theo máu tới các bắp thịt tạo thành ấu trùng sán dây bò trong 6 tuần. Ấu trùng sống 1 năm sau đó khô đét lại. Nếu người ăn trùng miếng thịt trâu bò có nang sán còn sống, khi vào tới đường ruột ấu trùng được thoát ra ruột và đầu lộn ra ngoài rồi bám vào niêm mạc ruột non và trưởng thành sau tầm 2 tháng. Sau đó sán sẽ sinh sản thêm ra đốt thành sán dây dài có con dài tới vài chục mét. Lúc này người được coi là ký chủ vĩnh viễn còn trâu bò là ký chủ trung gian.
- Khu vực phân bố bệnh sán dây bò có ở khắp mọi nơi trừ những vùng có tập tục kiêng ăn thịt trâu bò do vấn đề tốn giáo. Ở Việt Nam tỉ lệ người nhiễm sán dây bò cao vì người Việt Nam thích ăn thịt bò tái.
- Biểu hiện bệnh đặc trưng nhất là thấy đốt sán khi đi cầu hoặc bò ra giường chiếu quần áo, có một số bệnh nhân có đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, mệt mỏi, chán ăn. Cũng có trường hợp tạo thành búi sán gây tắc ruột.
- Điều trị hiện nay là sử dụng praziquantel kèm theo các thuốc khác.
- Phòng bệnh tốt nhất là luôn ăn đồ ăn nấu chín kỹ, vệ sinh môi trường sống và cá nhân, tìm và điều trị cho người bệnh để tránh lây lan.
- Giun Lươn Strongyloides Stercoralis Là Gì?
- Bệnh Sán Gạo Heo Taenia Solium
- Bệnh Nhiễm Ấu Trùng Sán Gạo Heo
- Xét Nghiệm Sán Chó Ở Đâu TP. HCM ?
- Xét Nghiệm Tầm Soát Các Loại Giun Sán Ký Sinh Trùng Gây Ngứa
- Nên Xét Nghiệm Giun Sán Ở Đâu TP HCM?
- Thuốc Trị Sán Chó
- Nhiễm Sán Chó Có Mang Thai Được Không?
- Cách Điều Trị Bệnh Sán Chó
- Dấu Hiệu Bệnh Sán Chó
- Sán Lá Ruột Echinostoma Sp Ở Người
- Viêm Màng Bồ Đào Mắt Nguy Hiểm Ra Sao?