- CÁC DẪU HIỆU NHIỄM BỆNH GIUN SÁN CHÓ/MÈO Ở NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ NHỎ
- NGUYÊN NHÂN NHIỄM BỆNH – DI CHỨNG SAU KHI NHIỄM BỆNH
- CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ ĐIỀU TRỊ
Ngày nay, việc các bạn trẻ và trẻ nhỏ xem chó mèo như người bạn thân /anh/em trong nhà, cho ăn cùng hoặc ngủ cùng trên giường không còn hiếm gặp. Vậy làm sao để đảm bảo sức khỏe cho con/em chúng ta mà vẫn không ngăn cấm việc nuôi chó/mèo trong nhà. Và việc nâng cao ý thức của cộng đồng về hiểu biết bệnh nhiễm giun sán chó/mèo là hết sức cần thiết. Đặc biệt khi mùa hè sắp đến, trẻ nhỏ sắp được vui chơi và hòa mình cùng thiên nhiên, gần gũi với chó mèo nhiều hơn khi có dịp về quê thăm ông bà ở quê. Với lý do đó, BS Hương Giang chuyên điều trị bệnh lý nội khoa – bệnh do ký sinh trùng của phòng khám Minh Phúc địa chỉ số 74, đường Bắc Hải, quận Tân Bình có bài viết gửi cộng đồng cùng đọc và cùng tìm hiểu nhé !
Vậy làm sao chúng ta biết chúng ta đã nhiễm giun sán chó mèo, khi bị nhiễm thì người bệnh trẻ em hoặc người lớn sẽ có những triệu chứng ra sao ?
I-NHỮNG DẤU HIỆU DỄ NHẬN BIẾT NHẤT:
Người bệnh nhiễm giun có dấu hiệu như đau vùng rốn, ngứa vùng hậu môn về đêm, rối loạn tiêu hóa và những dấu hiệu sau đây mà chúng ta không được bỏ qua:
- Giảm cân đột ngột
- Người bị nhiễm sán chó rất dễ bị giảm cân bất thường vì ấu trùng ký sinh trong cơ thể và lấy đi một lượng lớn chất dinh dưỡng mà cơ thể nạp vào mỗi ngày để chúng sinh sống. Chính vì bị thiếu hụt hàm lượng dinh dưỡng nên dù duy trì chế độ ăn uống như bình thường thì người bệnh vẫn bị sụt cân.
Sán chó thâm nhập và ký sinh trùng trong da người
- Bị táo bón không rõ nguyên do
Nếu vẫn duy trì chế độ ăn đầy đủ chất xơ nhưng vẫn thường xuyên bị táo bón thì đây có thể là một dấu hiệu nhiễm sán chó. Sự xuất hiện của sán chó dễ làm cho ruột bị kích ứng và sinh ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa gây giảm lượng nước hấp thụ vào cơ thể và kết quả là bị táo bón.
- Tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng
Khi thường xuyên bị chướng bụng, tiêu chảy, đầy hơi mà không tìm ra căn nguyên thì cũng nên cảnh giác trước nguy cơ nhiễm sán chó. Đặc biệt, điều này càng dễ xảy ra nếu trước đó bạn mới đi du lịch hoặc sống ở nơi có điều kiện môi trường ô nhiễm hoặc không đảm bảo vệ sinh.
- Không có cảm giác đói hoặc ăn không thấy no
Việc ấu trùng sán chó sống ký sinh trong cơ thể có thể gây ra cảm giác rất đói mặc dù vừa mới ăn xong hoặc dù không ăn gì vẫn thấy no bụng. Nó chính là kết quả của việc ấu trùng lấy hết chất dinh dưỡng trong nguồn thực phẩm vừa được đưa vào cơ thể. Ngoài ra, chúng cũng gây đầy hơi nên người bệnh dễ có cảm giác bụng no căng.
- Chóng mặt, uể oải, cơ thể mệt mỏi
Đây cũng là một trong các dấu hiệu nhiễm sán chó vì ấu trùng đã lấy hết dinh dưỡng từ thức ăn gây ra cảm giác đói bụng và suy giảm năng lượng cho việc duy trì các hoạt động trong ngày. Càng kéo dài tình trạng này thì cơ thể càng dễ suy kiệt, yếu dù chỉ làm những hoạt động nhẹ nhàng, thậm chí có người chỉ muốn ngủ mà không muốn làm gì hết.
- Màu da và màu mắt nhợt nhạt hơn so với bình thường
Sắc tố của da và mắt của người bị sán chó dễ biến đổi theo chiều hướng nhợt nhạt hơn. Đây là kết quả của việc ấu trùng hút máu để lớn lên và khiến cho cơ thể bị thiếu sắt. Nếu thấy da và mắt bỗng nhiên nhợt nhạt, xanh xao kèm theo mệt mỏi, khả năng tập trung kém, nhịp tim nhanh hơn bình thường thì có thể đó là dấu hiệu nhiễm sán chó.
·
Dấu hiệu nhiễm sán chó ở người với đặc điểm da nổi mề đay
II- AI SẼ CÓ NGUY CƠ NHIỄM BỆNH NÀY CAO HƠN ?
Nhiễm trùng giun sán chó có thể xảy ra ở tất cả mọi người. Tuy nhiên những đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh giun sán cho cao hơn như:
· Trẻ em, đặc biệt là trẻ từ 1 đến 5 tuổi hay chơi trong chơi các sân đất, cát bị ô nhiễm và hay đưa tay vào miệng.
· Những người vô tình ăn phải thức ăn, rau chưa rửa sạch hoặc do nguồn nước mất vệ sinh.
· trên vật dụng hàng ngày hay đồ chơi, trên vết trầy xước ở da khi tiếp xúc với đất cát có trứng sán chó.
· Những người nuôi chó mèo. Khi chó mèo bị nhiễm sán chó, chúng phát triển ở trong ruột và đẻ trứng. Các trứng này theo theo phân ra ngoài. Những người nuôi chó mèo có nguy cơ tiếp xúc với trứng sán chó nên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
III-NGUYÊN NHÂN
Bệnh giun đũa chó hay còn gọi là sán chó là một bệnh ký sinh trùng ở người do nhiễm trùng giun đũa ở chó (Toxocara canis) và mèo (Toxocara cati). Nhiễm sán chó có thể gây ra các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng bao gồm tổn thương các cơ quan và bệnh mắt. Do đó, khi có các dấu hiệu bị sán chó, người bệnh hãy đến cơ sở y tế để thăm khám.
Toxocara canis gây ra các dấu hiệu nhiễm sán chó ở người
Điều trị nhiễm giun sán bằng thuốc albendazol hoặc mebendazol. Phòng bệnh nhiễm giun sán bằng giáo dục sức khỏe và vệ sinh tay làm giảm lây truyền và tái nhiễm bằng cách khuyến khích các hành vi lành mạnh.
* Mức độ nguy hiểm của bệnh
Nếu không nhận biết sớm dấu hiệu nhiễm sán chó để điều trị sớm thì càng ngày bệnh sẽ càng tiến triển, gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Ấu trùng di chuyển vào nội tạng gây hen suyễn, làm kích thước gan to lên, sốt, phình lá lách.
- Sán chó vào mắt làm suy giảm nghiêm trọng thị lực, nếu chúng di chuyển có thể khiến võng mạc bị tổn thương và kết quả là mù lòa hoặc bị lác.
Ngoài ra, nhiễm sán chó còn khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ bị đau hệ thần kinh trung ương, viêm thận, viêm cơ tim,... và nguy hiểm nhất là dẫn đến tử vong.
IV- ĐIỀU TRỊ NHIỄM GIUN SÁN CHÓ/MÈO
Phương pháp điều trị tiêu chuẩn đối với bệnh giun đũa chó là dùng albendazole kéo dài 3-21 ngày ( Theo WHO là 21 ngày tuy nhiên cần thận trọng ở người có chức năng gan kém). Có thể kết hợp các thuốc điều trị triệu chứng khác.
Những bệnh nhân không có triệu chứng và những bệnh nhân có các triệu chứng của hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng nhẹ thì không cần điều trị bằng thuốc sổ giun, có thể sử dụng kháng histamin để ngăn các phản ứng dị ứng.
Đối với những bệnh nhân có các triệu chứng từ trung bình đến nặng: sử dụng thuốc như albendazole, Ivermectin, Mebendazole… kèm các thuốc điều trị triệu chứng
Đối với hội chứng ấu trùng di chuyển ở mắt: Corticosteroid, cả tại chỗ và đường uống được chỉ định để giảm viêm trong mắt. Vai trò của liệu pháp tẩy giun sán là không chắc chắn. Albendazole được sử dụng với corticosteroid có thể làm giảm tái phát, nhưng không có dữ liệu so sánh về liều lượng và thời gian điều trị tối ưu, và không có bằng chứng cho thấy albendazole cải thiện kết quả thị giác. Có thể các bệnh nhân đều bị suy giảm thị lực tuỳ mức độ.
IV- CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA?
Phòng bệnh nhiễm giun sán bằng giáo dục sức khỏe và vệ sinh tay làm giảm lây truyền và tái nhiễm bằng cách khuyến khích các hành vi lành mạnh.
· Không cho trẻ nghịch đất cát đặc biệt là gần khu vực có nuôi nhiều chó mèo.
· Không cho trẻ nhỏ mút tay và chú ý giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, rửa tay trước khi ăn.
· Tránh tiếp xúc với chó mèo, tẩy giun định kỳ cho chó mèo.
· Không nên ăn sống hay tái cá món lòng heo, gà, thỏ, cừu,..
· Rửa rau và trái cây thật kỹ trước khi ăn.
*LƯU Ý:
Những dấu hiệu nhiễm bệnh trên không phải trường hợp nhiễm bệnh nào cũng gặp phải, tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh sẽ khác nhau về cường độ biểu hiện. Nhiều dấu hiệu bệnh sán chó tương đối giống với bị đau đầu do áp lực công việc hay thời tiết, rối loạn tiền đình ….. mà sau khi nghỉ ngơi và uống giảm đau nhưng tình trạng biểu hiện vẫn không giảm. Các bạn nên đưa con em/ người thân đến trực tiếp phòng khám Minh Phúc để được bác sĩ Hương Giang khám và có biện pháp điều trị kịp thời và đúng bệnh, tránh tình trạng bệnh nặng sẽ cần thời gian điều thị lâu dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị giác và thị lực của bệnh nhân.
- Những Dấu Hiệu Nhận Biết Bị Ngứa Da Là Do Nhiễm Giun Sán
- Nơi Khám Dị Ứng Cơ Địa Uy Tín TP.HCM
- Ngứa Nhột Trên Da Do Sán Chó Là Gì?
- Dấu Hiệu Nhận Biết Sán Chó
- Cách Nhận Biết Và Điều Trị Nhiễm Giun Lươn Strongyloides Stercoralis
- Nên Xét Nghiệm Ký Sinh Trùng Ở Đâu TP.HCM ?
- Xét Nghiệm Ký Sinh Trùng Uy Tín HCM
- Phác Đồ Điều Trị Giun Đũa Chó
- Các Loại Thuốc Trị Sán Chó Hiệu Quả
- Xét Nghiệm Sàng Lọc Các Bệnh Giun Sán Gây Ngứa