Hiện nay lượng bệnh nhân đi khám do có bệnh về mắt. Nguyên nhân do nhiễm giun đũa chó / mèo Toxocara spp ( Sán chó) tăng đột biến đã cảnh báo một luồng bệnh mới do nhiễm giun sán ký sinh trùng.
1. Màng bồ đào là gì?
Màng bồ đào là một bộ phận thuộc về mắt. Cấu tạo màng bồ đào gồm có ba phần: mống mắt, thể mi và hắc mạc. Viêm màng bồ đào là viêm một trong ba hoặc cả ba bộ phận này. Viêm màng bồ đào có nhiều nguyên nhân gây bệnh. Thậm chí có các trường hợp các nguyên nhân chồng chéo lên nhau.
Nguyên nhân gây viêm màng bồ đào thường gặp như sau:
- Tình trạng viêm nhiễm mắt: viêm nhiễm có nguyên nhân từ các vi khuẩn, virus herps simplex I & II, nấm, hay thường gặp ở đây là ký sinh trùng ấu trùng giun đũa chó mèo Toxocara spp.
- Nhiễm độc từ thực phẩm, hóa chất…
- Bệnh tự miễn ( cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại các phần của màng bồ đào).
- Chấn thương mắt: do chấn thương đụng dập hoặc có vật xuyên vào gây viêm.
- Biến chứng của các bệnh toàn thân như collagenose, sarcoidose, bệnh da liễu...
- Ngoài ra vẫn có trường hợp viêm màng bồ đào không rõ nguyên nhân.
Hiện nay viêm màng bồ đào được phân loại như sau:
- Viêm mống mắt và thể mi gọi là viêm màng bồ đào trước
- Viêm màng bồ đào thể trung gian
- Viêm hắc mạc hoặc hắc võng mạc gọi là viêm màng bồ đào sau.
2. Triệu chứng của viêm màng bồ đào là gì?
Các triệu chứng để phát hiện sớm bị viêm màng bồ đào đó là triệu chứng mờ mắt.
Bệnh nhân khi bị viêm màng bồ đào thường có triệu chứng cương tụ mạch máu ở kết mạc. Dẫn tới mắt đỏ dễ bị chẩn đoán nhầm là đau mắt đỏ. Tuy nhiên cũng không khó phân biệt vì cương tụ mạch máu. Trong trường hợp viêm màng bồ đào do sán chó có tính chất khu trú ở một vùng nhất định.
Dấu hiệu nhìn mờ là dấu hiệu cũng thường gặp, người bệnh có cảm giác có một lớp sương mờ bao phủ khi nhìn bất cứ 1 vật gì. Ở người bệnh mắc viêm màng bồ đào sau thì không thấy cương tụ mạch máu vùng rìa nhưng lại hay đau đầu, nhức trong nhãn cầu và nhìn mờ.
Ngoài ra còn một số triệu chứng khác có thể gặp nữa là:
- Cảm giác mắt đau nhức có thể kèm theo tăng nhãn áp.
- Hiện tượng ruồi bay: Nhìn thấy nhiều bóng đen nhỏ trước mắt.
- Đỏ mắt tái đi tái lại nhiều lần cũng nghi ngờ có viêm màng bồ đào.
Dựa vào các triệu chứng trên để chẩn đoán viêm màng bồ đào. Tuy nhiên rất khó để xác định nguyên nhân. Trong trường hợp người bệnh có nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm giun sán ký sinh thì cần phải đi khám sàng lọc về các bệnh do ký sinh trùng đặc biệt là sán chó để chấn đoán đúng và uống thuốc cho chính xác.
3. Phương pháp điều trị
- Điều trị viêm màng bồ đào theo nội khoa hay ngoại khoa dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Phương pháp điều trị bằng nội khoa: Với viêm màng bồ đào trước thì sử dụng Atropine có giá trị 70% trong cấp cứu, nhỏ atropin làm dãn đồng tử, chống dính.
- Còn với viêm màng bồ đào nói chung, việc sử dụng thuốc sẽ phụ thuộc nhiều vào việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Một số thuốc có thể được lựa chọn như: thuốc chống viêm steroid ( uống, tiêm, nhỏ mắt) , thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng nếu có, thuốc kháng virus, thuốc giảm đau.
- Phương pháp điều trị bằng ngoại khoa: Với một số trường hợp nặng sẽ cần sự can thiệp của ngoại khoa.
4. Phòng bệnh viêm màng bồ đào thế nào?
- Viêm màng bồ đào thể tự miễn thì không có phương pháp phòng bệnh
- Viêm màng bồ đào do nhiễm giun sán ký sinh trùng nói chung hoặc do nhiễm sán chó nói riêng thì người bệnh cần chú ý vệ sinh sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn, chỉ ăn đồ ăn nấu chín kĩ, không ăn gỏi đồ tái sống để tránh lây nhiễm.
- Với các nguyên khác thì cần bảo vệ thêm bằng việc không rửa mặt bằng nước ô nhiễm, nếu làm việc trong môi trường khói bụi cần có kính bảo hộ.
Hãy đến ngay Phòng Khám Minh Phúc để khám chuyên khoa mắt và ký sinh trùng khi thấy có dấu hiệu nhiễm bệnh. Để tránh các biến chứng nặng nề. Nếu bị viêm màng bồ đào, người bệnh cần kiên trì điều trị. Viêm màng bồ đào dễ tái phát nên người bệnh sẽ cần thời gian điều trị dài và tái khám định kỳ.
BS Lê Thị Hương Giang
- Bé nhà em nay được 4 tuổi, ngứa nhiều về đêm, đêm con hay khó chịu dẫn tới ngủ không được yên giấc,
- BỆNH BALANTIDOSIS
- XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN TRÙNG AMIP (ENTAMOEBA HISTOLYTICA)
- TỔNG HỢP CÁC LOẠI KÝ SINH TRÙNG THƯỜNG GẶP
- CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN NHIỄM GIUN ĐŨA (ASCARIS LUMBRICOIDES)
- XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN GIUN LƯƠN (STRONGLYLOIDES STERCORALIS)
- DỊ NGUYÊN GÂY DỊ ỨNG
- Phân biệt các loại sán chó
- XÉT NGHIỆM ELISA GIUN SÁN CHÓ
- Mùa hè - Mùa mưa - Ghẻ xuất hiện nhiều
- XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG : NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
- Nhận biết 4 dấu hiệu có thể bạn đã bị giun đũa chó? Cách điều trị thế nào?