Câu hỏi: Con trai tôi 5 tuổi bị nhiễm giun lươn và sán chó nhưng uống thuốc 4 tuần rồi vẫn còn nổi mẩn ngứa khắp người không hết, ngoài ra cháu đi cầu phân nát và rất hôi. Mong bác sĩ tư vấn thêm ạ. (Anh Nguyễn Hậu).
Trả lời:
Chào anh Nguyễn Hậu, qua câu hỏi của anh thì hiện tại con trai anh đã được xác định nhiễm giun lươn Strongyloides stercoralis và giun đũa chó Toxocara Canis / Cati
1. Khái niệm giun lươn
Giun lươn là một loại ký sinh trùng mà chúng ký sinh ở đường tiêu hóa. Thời gian sống của chúng cũng rất lâu trong cơ thể, nếu không phát hiện sớm và điều trị triệt để thì có thể gây ra nhiều triệu chứng cũng như biến chứng nguy hiểm, nặng nề nhất có thể gây tử vong.
Người bệnh bị nhiễm giun lươn có thể do nhiễm qua quá trình ăn uống hoặc ấu trùng giun lươn chui qua da vào cơ thể, từ đó sẽ xâm nhập vào hệ thống mạch máu và tấn công tới các cơ quan, cuối cùng là tới ruột để sinh trường thanh giun lươn trưởng thành.
2. Triệu chứng bệnh giun lươn
Khi bị nhiễm giun lươn thì tùy vào mức độ, giai đoạn cũng như cơ địa từng người mà biểu hiện triệu chứng khác nhau và các triệu chứng này thường không đặc hiệu như là:
- Ngứa da dị ứng, nổi mề đay hoặc mẩn đỏ, hoặc ngứa cảm giác sâu trong da thịt.
- Đau bụng vùng trên rốn
- Tiêu chảy.
- Viêm da tại chỗ khi có ấu trùng chui qua da tạo thành hội chứng ấu trùng di chuyển dưới da.
- Có thể gây thiếu máu nhẹ, xét nghiệm máu thấy thiếu máu, tỉ lệ bạch cầu ái toan có thể tăng cao.
- Xuất hiện cơn hen ở người có bệnh hen suyễn, cơ địa dị ứng.
- Giun lươn có thể ký sinh lạc chỗ ở thực quản, phổi, hạch bạch huyết.
- Phân có mùi hôi tanh hơn bình thường.
3. Điều trị bệnh giun lươn
Về điều trị giun lươn thì hiện nay có các loại thuốc đặc trị như Albendazole, Ivermectin, Thiabendazole… tuy nhiên dựa vào triệu chứng bệnh gặp phải sẽ cần phối hợp các loại thuốc điều trị triệu chứng khác thì bệnh mới khỏi dứt điểm được.
4. Nguồn bệnh nhiễm giun đũa chó Toxocara
Ngoài ra bé còn bị nhiễm sán chó hay tên còn gọi là giun đũa chó Toxocara đây cũng là loại ấu trùng ký sinh trùng thường gây bệnh ở người nhất là ở độ tuổi trẻ em.
Nguồn bệnh, cách thức lây nhiễm cũng như triệu chứng bệnh sán chó khá là giống với nhiễm giun lươn tuy nhiên cũng vẫn có những triệu chứng khác biệt như: Hội chứng ấu trùng di chuyển lên mắt hay hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng.
Trong trường hợp của con anh thì bé nhiễm tới 2 loại ký sinh gây nguy hiểm nhiều ở cơ thể người, trong câu hỏi cũng không rõ về những loại thuốc mà con anh đã điều trị tuy nhiên hiện nay có thể trị dứt điểm hoàn toàn sán chó và giun lươn. Anh đưa bé tới phòng khám ký sinh trùng để được điều trị chính xác, an toàn và nhanh khỏi bệnh nhất cho bé.
Chúc bé chóng khỏe!
Bs Lê Thị Hương Giang
- Phòng khám chuyên khoa Minh Phúc - Tận Tâm - Hiệu Quả
- CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN NHIỄM GIUN ĐŨA (ASCARIS LUMBRICOIDES)
- XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN GIUN LƯƠN (STRONGLYLOIDES STERCORALIS)
- DỊ NGUYÊN GÂY DỊ ỨNG
- Phân biệt các loại sán chó
- XÉT NGHIỆM ELISA GIUN SÁN CHÓ
- Mùa hè - Mùa mưa - Ghẻ xuất hiện nhiều
- XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG : NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
- Nhận biết 4 dấu hiệu có thể bạn đã bị giun đũa chó? Cách điều trị thế nào?
- GIUN ĐŨA NỖI ÁM ẢNH
- Ấu trùng Giun đầu gai Gnathostoma spp. ký sinh ở da và phủ tạng cơ thể
- 7 Loại Giun Sán Ký Sinh Ăn Mòn Sức Khỏe Bạn Cần Phải Biết