Câu hỏi : Chào bác sĩ, cháu năm nay 26 tuổi, đang làm nhân viên văn phòng, cháu muốn hỏi bác sĩ là triệu chứng bệnh ngứa da do nhiễm sán chó thường có ít biểu hiện ra bên ngoài, cháu cũng có cảm giác như mình mắc phải bệnh này, cháu cũng hay bị ngứa ở bắp chân, đầu cũng có lúc hay bị đau sau gáy. Ăn uống cũng không được ngon miệng có vẻ xuống ký. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi đó có phải là triệu chứng bệnh san chó không ạ. Cảm ơn bác sĩ! ( Văn Vinh – Đắc Lắc).
Trả lời:
Xin chào Văn Vinh, hiện nay bệnh nhiễm giun đũa chó hay còn gọi là sán chó đã trở nên rất phổ biến trong cuộc sống và tỉ lệ mắc bệnh ngày càng tăng lên nhiều hơn.
Sán chó hay còn gọi là nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo sẽ xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống, khi con người vô tình nuốt phải trứng của giun đũa chó thì trứng sẽ giải phóng ra ấu trùng. Ấu trùng đi qua thành ruột vào tới các mạch máu và từ đó sẽ được đưa đi khắp nơi trong cơ thể đến các cơ quan như tim, gan, não, phổi, cơ, mắt…cho nên bệnh có thể biểu hiện ở nhiều cơ quan với các triệu chứng khác nhau.
Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh này hiện nay chính là ngứa da, ở mỗi người bệnh thì ngứa da lại có biểu hiện khác nhau. Nhiều trường hợp bệnh nhân ngứa da toàn thân hoặc khu trú ở 1 vị trí nhất định. Ngứa da có thể cảm thấy ngứa cả ngày hoặc ngứa từng cơn kéo dài từ vài phút tới vài tiếng, đặc biệt có những trường hợp chỉ ngứa khi gặp không khí lạnh, trời nóng, ăn đồ ăn lạ… mặc dù trước đó không bị dị ứng môi trường, thức ăn.
Ngoài ra thì cơ quan hay bị ảnh hưởng nhiều đó là hệ tiêu hóa. Có nhiều trường hợp bệnh nhân ăn nhiều mà không tăng ký, ăn không ngon, đầy bụng, khó tiêu hóa, đi ngoài phân sống hoặc táo bón kéo dài. Đôi khi nhầm lẫn là triệu chứng của bệnh tiêu hóa thông thường nên điều trị mãi không khỏi.
Nặng nề nhất là sán chó có thể tấn công lên não tạo ổ sán não, tuy nhiên có thể chúng sẽ tấn công các tế bào thần kinh trước khiến bệnh nhân có cảm giác đau đầu, đau theo vị trí của dây thần kinh chi phối, nếu không may ấu trùng tạo thành ổ viêm trên não sẽ gây những hậu quả khó lường như co giật, động kinh,… thậm chí dẫn tới tử vong.
Do vậy trường hợp của Vinh nên được khám tổng quát về các loại giun sán ký sinh trùng thường gặp để nếu có phát hiện ra bệnh còn sớm điều trị và không để lại biến chứng. Bạn có thể tới những cơ sở y tế chuyên khoa về ký sinh trùng giun sán để được làm đầy đủ các xét nghiệm cũng như gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị đúng phác đồ, nhanh chóng hết bệnh.
Chúc bạn chóng khỏe!
Bs Lê Thị Hương Giang
- HỒNG BAN ĐA DẠNG DO THUỐC- NHẬN BIẾT SỚM ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG
- Bệnh giun đũa chó mèo lac chủ (Toxocara sp)
- Đừng Nghĩ Bị Ngứa Không Liên Quan Đến Gan
- Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Thú Cưng Khỏi Nhiễm Ký Sinh Trùng
- NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý ĐỂ NUÔI THÚ CƯNG AN TOÀN
- Ổ SÁN TRONG NÃO NGƯỜI HAY ĂN TIẾT CANH
- KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT ĐỊNH KỲ - HÀNH ĐỘNG NGAY VÌ SỨC KHỎE CỦA MÌNH VÀ NGƯỜI THÂN
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ TAY – CHÂN – MIỆNG & 4 LƯU Ý KHI CHĂM SÓC TẠI NHÀ
- 8 BIỂU HIỆN DA QUAN TRỌNG CẦN BIẾT Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH LÝ THẬN
- Bệnh Da Ở Cơ Quan Sinh Dục Nữ (phần 1)
- Bệnh da do ký sinh trùng (phần 2) Dấu hiệu nhận biết bệnh qua biểu hiện ngoài da và các vị trí trên
- NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ BỆNH VIÊM GAN B