1. Sán chó là gì?
Sán chó là bệnh hiện nay rất nhiều người mắc phải. tỉ lệ bệnh ở vùng nông thôn thường cao hơn ở thành phố. Tuy nhiên theo ghi nhận hiện nay những người sống ở thành phố có tỉ lệ nhiễm sán chó ngày càng tăng lên nhiều hơn.
2. Các biến chứng của bệnh sán chó
2.1. Bệnh sán chó trong hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng
- Độ tuổi thường gặp ở hội chứng sán chó di chuyển nội tạng là trẻ từ 2-5 tuổi. Trẻ có thể có những biểu hiện ban đầu mà không được chú ý tới là nhiễm ký sinh trùng giun sán như là sốt nhẹ không thường xuyên, hay ói hoặc buồn ói, đau nhức tay chân, đau bụng rối loạn tiêu hóa, ho khan hoặc ho có đờm, khò khè. Khám lâm sàng đôi khi có gan to, lách to. Nhất là những trẻ sống ở vùng nông thôn, nhà có nuôi chó mèo cần được quan tâm tới.
- Tỉ lệ nhiễm bệnh ở người lớn thường ít hơn tuy nhiên đã mắc bệnh thì cũng có thể thấy sốt nhẹ, cơ thể suy nhược mệt mỏi uể oải không muốn làm việc, ngứa da dị ứng nổi mề đay. Có thể kèm theo khó thở nhầm tưởng sang hen suyễn, viêm phổi hoặc biến chứng tràn dịch màng phổi.
- Gan là cơ quan bị tấn công sớm cũng như chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi sán chó tấn công. Nếu không được kiểm tra kỹ có thể chẩn đoán là khối u hoặc ung thư di căn.
- Đôi khi ấu trùng sán chó sẽ tấn công vào hệ cơ làm người bệnh bị viêm cơ, viêm dạ dày, viêm mô dưới da hay các bệnh lý về cơ tim.
2.2. Bệnh do ấu trùng di chuyển đến hệ thần kinh
- Đối tượng người trên 40 tuổi thường gặp phải các biến chứng do ấu trùng tấn công vào hệ thần kinh, tất nhiên cũng có một số ít người trẻ mắc bệnh này. Bệnh nhân có thể khởi phát bằng nhức đầu nhẹ, ngủ không ngon lâu dần thấy nhức đầu nhiều hơn, mất ngủ, yếu cơ, yếu chi, co giật, động kinh, ngất xỉu rồi dẫn tới hôn mê. Khi ấu trùng sán chó xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương có thể gây nên viêm não màng não, viêm màng nhện, viêm tủy sống…
2.3. Bệnh do ấu trùng di chuyển đến mắt
- Hội chứng ấu trùng di chuyển đến mắt cũng thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Triệu chứng nổi bật của thể này là có đau mắt, đỏ mắt, thị lực giảm ở một bên hoặc cả hai bên, đồng tử trắng và có thể bị lác mắt. Khi người bệnh soi đáy mắt có thể thấy tổ chức viêm hạt ở võng mạc, u hạt, viêm kết mạng, viêm màng bồ đào,…
- Nặng nề nhất là tình trạng viêm mống mắt có thể dẫn tới mù vĩnh viễn.Đôi khi người bệnh có thể bị chẩn đoán nhầm lẫn với ung thư võng mạc. Có một số ít trường hợp bị áp xe thủy tinh thể, viêm thần kinh thị giác, và các thể viêm bị bội nhiễm.
Nhiễm sán chó Toxocara spp nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ không gây ra những nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đưa chó, mèo đi khám định kỳ và vệ sinh sạch sẽ cho chúng để tránh bị nhiễm ấu trùng sán chó.
Nhiễm ấu trùng giun đũa chó hay còn gọi là sán chó nếu phát hiện sớm hoàn toàn trị khỏi bệnh mà không để lại biến chứng, không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Gia đình có nuôi chó mèo cần đưa chó mèo đi tẩy giun định kỳ, hạn chế tiếp xúc trực tiếp để lây truyền bệnh cũng như thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt hàng ngày để không bị nhiễm bệnh từ môi trường trung gian.
Hiện nay nhiễm sán chó tỉ lệ nhiễm bệnh ngày càng tăng lên do người bệnh có thói quen sinh hoạt không được khoa học do vậy Phòng Khám Minh Phúc vẫn luôn có hướng dẫn phòng bệnh và trị bệnh cho người dân.
- Ngứa Da Do Nhiễm Giun Sán
- Nguyên Nhân Dẫn Tới Con Người Bị Lây Nhiễm Ký Sinh Trùng
- Nhiễm Giun Đũa Chó Có Thật Sự Nguy Hiểm?
- Triệu Chứng Bệnh Sán Chó Ở Người
- Dấu Hiệu Bị Bệnh Sán Chó
- Dấu Hiệu Bệnh Sán Mèo
- Những Điều Cần Biết Về Bệnh Giun Đũa Chó
- Các Triệu Chứng Của Bệnh Sán Chó
- Dấu Hiệu Của Bệnh Giun
- Viêm Da Do Sán Máng Schistosome
- Bệnh Rận Mu Và Những Điều Bạn Nên Biết
- Giun Lươn Strongyloides Stercoralis Là Gì?