Giun đũa Ascaris lumbricoides là một loại ký sinh trùng đường ruột thường gặp ở người. Nguyên nhân mắc bệnh chủ yếu do sử dụng thức ăn, nguồn nước chứa trứng giun đũa, nhất là khu vực không có nhà vệ sinh hiện đại. Thông thường người bệnh thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, nhưng ở một số trường hợp, nhiễm trùng nặng, ký sinh trùng giun đũa tấn công vào phổi và ruột rất nguy hiểm. Vì vậy người bệnh cần đến cơ sở y tế để gặp bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm để tránh xảy ra những biến chứng nghiêm trọng.
Giới thiệu:
Giun đũa là loại giun có kích thước lớn ký sinh ở ruột non của người. Giun đực trưởng thành dài khoảng 15-17cm, giun cái dài 20-25cm. Giun có màu trắng hoặc hơi hồng, đầu và đuôi thon nhọn. Giun đũa cái đẻ trứng, trứng giun hình bầu dục dài 45-50μm. Lớp ngoài cùng của trứng có lớp albumin dày đều
Giai đoạn phát triển bệnh giun đũa:
Giai đoạn xâm nhập: Người vô tình nuốt trứng giun do ăn phải rau sống, trái cây được trồng trên đất chứa nguồn bệnh, bàn tay khi làm vườn, chơi đùa trên đất nhưng không rửa sạch bằng xà phòng khi ăn uống
Giai đoạn di cư: trứng khi được nuốt vào sẽ nở ra ấu trùng ở ruột non. Theo đường máu và hệ bạch huyết, ấu trùng đi qua thành ruột di chuyển lên tim và phổi. Sau 10 – 14 ngày phát triển tại phổi, ấu trùng tiếp tục đi lên đường thở và tấn công cổ họng. Lúc này, người bệnh thấy khó chịu nên ho liên tục và nuốt trứng xuống lại ruột.
Giai đoạn trưởng thành: ấu trùng trở lại ruột và phát triển thành giun đũa đực hoặc giun đũa cái. Giun đực nhỏ hơn giun cái, giun cái có thể dài hơn 40cm.
Giai đoạn sinh sản: Thông thường, giun đũa cái thực hiện quá trình đẻ trứng trong ruột non và trung bình mỗi ngày chúng có thể sản xuất khoảng 200.000 trứng. Mỗi ngày chúng có khả năng đẻ ra một số lượng lớn trứng và những trứng này sau đó sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể thông qua phân. Đây là một đặc điểm quan trọng giúp giun đũa duy trì chu kỳ sống và sinh sản trong môi trường chủ bệnh.
Phương pháp chẩn đoán giun đũa:
Xét nghiệm phân: Phương pháp phổ biến nhất để phát hiện trứng giun đũa trong phân bằng cách sử dụng kỹ thuật soi kính hiển vi. Đây là cách trực tiếp và đơn giản nhất để xác định sự nhiễm giun đũa.
Xét nghiệm huyết thanh học: Dựa trên việc phát hiện kháng thể đặc hiệu chống lại giun đũa trong máu, phương pháp này giúp chẩn đoán nhiễm trùng trong giai đoạn sớm, khi giun chưa trưởng thành và chưa đẻ trứng.
Xét nghiệm dịch hô hấp (đờm): Khi ấu trùng giun đũa di chuyển qua phổi, xét nghiệm mẫu đờm có thể phát hiện sự hiện diện của ấu trùng giun.
Chẩn đoán hình ảnh: Các phương pháp như chụp X-quang, siêu âm, CT scan, hoặc MRI có thể được sử dụng để phát hiện giun trưởng thành trong ruột, phổi hoặc các cơ quan khác, đặc biệt khi giun gây ra tắc ruột hoặc biến chứng khác.
Khi gặp các triệu chứng nghĩ tới nhiễm giun đũa hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị tốt nhất nhé!
- Các Biến Chứng Của Bệnh Sán Chó
- Biểu Hiện Nào Cho Thấy Bạn Đã Bị Nhiễm Sán Chó ?
- Nguyên Nhân Gây Nên Bệnh Sán Chó Mèo
- Đau Bụng Giun Ở Trẻ: Biểu Hiện Và Cách Chữa Trị
- Tại Sao Trẻ Em Lại Nhiễm Giun Sán Nhiều? Triệu Chứng Phát Bệnh
- Lý Do Có Nhiều Giun Sán Ký Sinh Trùng? Các Biện Pháp Phòng Bệnh Giun Sán
- Câu Hỏi Tư Vấn Về Bệnh Giun Đũa Chó
- Các Loại Giun Truyền Qua Đất: Bạn Đã Biết Chưa?
- Bệnh Giun Đũa Nguy Hiểm Như Thế Nào?
- Bệnh Sán Chó Có Triệu Chứng Gì?
- Cần Làm Gì Để Không Bị Nhiễm Bệnh Giun Đũa Chó Mèo (Toxocara Spp)
- Ngứa Da Do Nhiễm Giun Sán