1. Tại sao Việt Nam có nhiều giun sán ký sinh trùng?
Việt Nam là một trong những nước nằm ở vùng cận xích đạo nên điều kiện thời tiết ở nước ta là vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của giun sán ký sinh trùng.
Do nước ta là nước nông nghiệp nên có điều kiện vệ sinh môi trường kém. Canh tác cũng như thói quen sinh hoạt của người dân càng tạo điều kiện cho giun sán ký sinh trùng tấn công dễ dàng gây bệnh. Hiện nay thì giun sán ký sinh trùng cũng chưa được quan tâm xứng đáng với mức độ phổ biến và mức độ nặng của bệnh. Gây ra nên rất nhiều trường hợp nhiễm bệnh gây hậu quả nặng mà không được biết tới để xử lý kịp thời là những trường hợp vô cùng đáng tiếc.
Khu vực Nam bộ cũng là một khu vực có tỉ lệ nhiễm giun sán ký sinh trùng cao gần nhất trong cả nước. Đây là khu vực đa dạng bao gồm cả thành phố lớn, vùng nông thôn, khu vực đồng bằng, miền núi đều có đủ. Thói quen sinh hoạt khác nhau giữa từng vùng cũng liên quan đến các bệnh giun sán ký sinh trùng.
Tuy ở Việt Nam bệnh giun sán mới được chú ý tới gần đây nhưng trên thế giới thì bệnh giun sán là một trong những bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới. Không phân biệt độ tuổi, vùng miền ai cũng có thể bị tấn công bởi các loại giun sán ký sinh trùng. Tuy nhiên mức độ phân bố bệnh cũng không đồng đều phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, thói quen sinh hoạt ăn uống, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân.
2. Các loại giun sán thường gặp hiện nay
Nhóm các loại giun truyền qua đất: Giun đũa, giun tóc, giun móc, giun mỏ. những loại giun này phát triển tốt ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Tỷ lệ nhiễm bệnh ở trẻ em cao hơn người lớn do trẻ em hay nghịch đất, có thói quen mút tay, cắn móng tay. Và chưa biết rửa tay xà phòng thường xuyên để phòng bệnh. Trẻ em từ 2 tuổi trở lên cần được tẩy giun định kỳ 6 tháng / lần.
2.1. Bệnh sán chó
Sán chó hay còn được gọi là nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo Toxocara Spp. Hiện nay gặp rất nhiều và tồn tại ở nhiều đất nước. Yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh nằm ở những gia đình có nuôi chó mèo, trẻ em. Khu vực sống đặc biệt là nơi có môi trường đất ẩm ướt, khí hậu nóng ẩm. Giúp trứng khi ở môi trường bên ngoài tồn tại được lâu hơn.
2.2. Bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn
Sán dây và ấu trùng sán lợn (Taenia spp): bệnh phân bố khắp nơi trên thế giới tuy nhiên mỗi vùng thì có một chủng khác nhau. Bệnh do Taenia solium là chủng phổ biến nhất ở các nước châu Mỹ, châu Âu và châu Á. Bệnh doTaenia asiatica thì chỉ thấy ở các nước châu Á và vùng Đông Nam Á phổ biến hơn. Bệnh thường gặp ở những người có thói quen ăn thịt sống, tái như phở bò tái, gỏi sống… Trong thịt có tồn tại nang sán nếu không được nấu chín kĩ sẽ vào cơ thể. Sau đó phát triển thành sán dây hoặc tồn tại ở dạng ấu trùng tấn công hết các cơ quan trong cơ thể.
2.3. Bệnh sán lá gan
Sán lá gan lớn (Fasciola gigantica, F. hepatica): Nhiễm sán lá gan lớn là bệnh bao phủ trên thế giới. Ước tính ít nhất 2,4 triệu người bị nhiễm ở hơn 70 nước. Đặc biệt là nơi có nuôi nhiều trâu, bò, cừu... do thói quen ăn đồ sống. Sử dụng nguồn nước bẩn sẽ bị nhiễm loài sán lá gan lớn này.
3. Các biện pháp phòng chống bệnh
Nếu chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng thì chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng rất khó khăn. Có thể bỏ sót hoặc chẩn đoán sai bệnh vì các triệu chứng lâm sàng thường giống nhau giữa các loại giun sán và cũng giống những bệnh nội/ ngoại khoa khác.
Để chẩn đoán chính xác ngoài các triệu chứng lâm sàng, các yếu tố dịch tễ, thói quen sinh hoạt. Nơi sống để hướng tới chẩn đoán chính xác bệnh. Chính xác tuyệt đối là người bệnh sẽ được lấy mẫu để xét nghiệm. Có thể là mẫu máu, mẫu phân. Mỗi loại giun sán ký sinh đều có phương pháp xét nghiệm khác nhau. Nên cần phải khám bởi bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng.
Các biện pháp phòng bệnh hiện nay đã được khuyến cáo nhiều trên các phương tiện thông tin. Tại các trường học, cơ sở y tế.
Cá nhân: Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần ở trẻ em và người lớn. Sử dụng các loại thuốc tẩy giun theo hướng dẫn của bác sĩ; Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Giữ vệ sinh cá nhân như: cắt móng tay, móng chân ngắn, sạch; Thực hiện ăn chín, uống sôi, rau sống cần rửa sạch trước khi ăn; Đi giày, dép, găng tay khi tiếp xúc với đất ẩm; Vệ sinh môi trường xung quanh. Không phóng uế bừa bãi.
Với mỗi cá nhân:
- Cần thực hiện tẩy giun định kỳ 6 tháng / lần.
- Thiết lập thói quen rửa tay xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Thường xuyên cắt móng tay chân sạch sẽ.
- Thực hiện ăn chín uống sôi, hạn chế tối đa ăn rau sống, nếu ăn phải rửa thật sạch.
- Dùng các phương tiện bảo hộ khi làm việc trong môi trường đất, nước thường xuyên.
- Vệ sinh môi trường sống và làm việc sạch sẽ.
- Không phóng uế bừa bãi.
Với cộng đồng:
- Trong cộng đồng thì các trung tâm y tế địa phương cần sớm phát hiện ổ bệnh. Khám chẩn đoán và điều trị hàng loạt ở những vùng có nguy cơ nhiễm cao.
- Hướng dẫn các gia đình quản lý nguồn phân, xử lý phân động vật, không bón cây bằng phân tươi. Để rác đúng nơi quy định.
- Giáo dục sức khỏe tới mỗi người dân bằng hướng dẫn vệ sinh cá nhân, ăn uống. Giáo dục y tế về nguồn bệnh, tác hại của bệnh và biện pháp phòng bệnh tới mỗi gia đình.
Khi thấy có các triệu chứng lâm sàng gợi ý nhiễm giun sán ký sinh trùng như ngứa da dị ứng, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, mờ mắt… Cần tới khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
BS Lê Thị Hương Giang
- Bệnh Sán Gạo Heo Taenia Solium
- Bệnh Nhiễm Ấu Trùng Sán Gạo Heo
- Bệnh Do Sán Dây Bò Teania Saginata
- Xét Nghiệm Sán Chó Ở Đâu TP. HCM ?
- Xét Nghiệm Tầm Soát Các Loại Giun Sán Ký Sinh Trùng Gây Ngứa
- Nên Xét Nghiệm Giun Sán Ở Đâu TP HCM?
- Thuốc Trị Sán Chó
- Nhiễm Sán Chó Có Mang Thai Được Không?
- Cách Điều Trị Bệnh Sán Chó
- Dấu Hiệu Bệnh Sán Chó
- Sán Lá Ruột Echinostoma Sp Ở Người
- Viêm Màng Bồ Đào Mắt Nguy Hiểm Ra Sao?