- Ngày nay nhu cầu xét nghiệm ký sinh trùng ngày càng tăng cao.
- Với tình hình hiện nay khi mà nguồn thực phẩm mất vệ sinh, không có nguồn gốc rõ ràng trở nên tràn lan cộng với thói quen ăn uống không hợp vệ sinh của mỗi người, môi trường sống ngày càng ô nhiễm đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ký sinh trùng có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.
- Đặc biệt trong năm 2019, xuất hiện dịch ấu trùng sán dây lợn ở một số tỉnh thành trên cả nước như Bình Phước.... Nhiều trường hợp trong đó cũng có cả trẻ em đã bị nhiễm sán lợn khi ăn phải thức ăn có chứa trứng và ấu trùng giun sán ký sinh trùng. Cùng với đó là tình trạng lợn bệnh, lợn không rõ nguồn gốc tràn lan đã khiến cho nhiều người hoang mang. Vì thế, xét nghiệm ký sinh trùng là mối quan tâm rất lớn mà người dân thường tới yêu cầu được khám và xét nghiệm kiểm tra.
- Xét nghiệm ký sinh trùng là gì thì không phải ai cũng hiểu đúng và đủ về nó. Xét nghiệm ký sinh trùng là 1 trong các tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh vi sinh – ký sinh trùng nhằm giúp người bệnh có kết quả chính xác nhất là có mắc bệnh ký sinh trùng giun sán hay không.
- Rất nhiều người cho rằng để chẩn đoán bệnh ký sinh thường sẽ lấy máu xét nghiệm.Tuy nhiên nếu người bệnh tới những nơi chuyên khoa về ký sinh trùng khám sẽ thấy có nhiều phương pháp chẩn đoán khác tùy thuộc vào triệu chứng bệnh nhân khi tới khám. Để có thể biết được bệnh nhân có thực sự bị bệnh do ký sinh hay không bác sĩ có chỉ định khác nhau. Kiểm tra ký sinh trùng đường ruột có thể chỉ cần soi phân, với giun sán ký sinh trùng ký sinh trong máu thì sẽ cần làm xét nghiệm máu…
- Một số biểu hiện của bệnh do ký sinh trùng gây ra nhắc nhở bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và thăm khám đó là: Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy khó chịu và dị ứng ngoài da là một trong những triệu chứng báo hiệu bệnh cũng đã khá nặng. Nhưng nhiều bạn vẫn còn chủ quan vì cho rằng đây chỉ là dị ứng tạm thời mà thôi. Không nhiều người cho rằng nguyên nhân chính là từ giun sán gây ra.
>> Xem thêm: Những Điều Cần Biết Về Viêm Gan B
- Một số triệu chứng bệnh do giun sán ký sinh trùng gây ra gợi ý cho người bệnh đi khám chuyên khoa ký sinh trùng đó là khi người bệnh cảm thấy ngứa da khó chịu, dị ứng biểu hiện ngoài da là một trong những dầu hiệu bệnh đang tiến triển nặng. Cũng có những trường hợp cho rằng triệu chứng nhẹ mà bỏ qua việc đi khám tìm bệnh. Các triệu chứng khác cũng thường gặp như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, đầy hơi, đi cầu phân lỏng hoặc táo bón. Có trường hợp thì gây hội chứng ấu trùng di chuyển lên mắt làm cho mắt bị mờ hoặc nặng là mất thị lực, viêm đỏ mắt…
- Danh sách các xét nghiệm ký sinh trùng hiện nay gồm có:
- Soi trên lam máu tế bào ngoại vi từ đó có thể phát hiện được các loại ký sinh trùng như giun chỉ bạch huyết, sốt rét… trong máu
- Xét nghiệm miễn dịch huyết thanh trong máu có thể phát hiện nhiều loại ký sinh trùng bằng việc phát hiện ra các kháng thể như kháng thể IgG/IgM với từng loại ký sinh trùng như: Giun đũa IgG, Sán dây lợn IgG, Sán dây lợn IgM, Candida IgG, Giun chỉ IgG...gần như đa số các loại ký sinh trùng đều có thể xét nghiệm tìm IgG/IgM trong máu để có thể phát hiện bệnh ban đầu.
- Soi phân để tìm ra các sinh vật đơn bào, ấu trùng giun lươn, giun kim, giun đũa… trong phân người.
- Xét nghiệm mô bệnh học: sinh thiết có thể phát hiện được một số ký sinh trùng như nhóm sán dây lợn, sán dây bò…trong trường hợp có u cục bất thường hay có nang sán trong tổ chức.
- Xét nghiệm soi tươi hoặc PCR có thể phát hiện được một số loại ký sinh trùng khi dùng các bệnh phẩm như dịch tiết, dịch nôn
- Xét nghiệm soi tươi từ tế bào sừng (móng, vảy da,…) tìm ký sinh ngoài da hoặc nấm.
- Xét nghiệm vật chủ trung gian nuôi trong nhà hoặc thực phẩm ăn hàng ngày
- Ngoài ra còn một số xét nghiệm khác hỗ trợ rất tốt trong việc chẩn đoán bệnh ký sinh trùng như: xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi có bạch cầu ái toan tăng, tăng men gan,…
- Phòng khám chuyên khoa Nội tổng quát Minh Phúc tại địa chỉ 241 Nguyễn Thị Nhỏ, Phường 9, Tân Bình với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong điều trị bệnh lý do giun sán ký sinh trùng sẽ giúp tìm và chẩn đoán chính xác bệnh cũng như điều trị triệt để, đúng phác đồ.
Bác sĩ Lê Thị Hương Giang
- Cần Làm Gì Để Không Bị Nhiễm Bệnh Giun Đũa Chó Mèo (Toxocara Spp)
- Ngứa Da Do Nhiễm Giun Sán
- Nguyên Nhân Dẫn Tới Con Người Bị Lây Nhiễm Ký Sinh Trùng
- Nhiễm Giun Đũa Chó Có Thật Sự Nguy Hiểm?
- Triệu Chứng Bệnh Sán Chó Ở Người
- Dấu Hiệu Bị Bệnh Sán Chó
- Dấu Hiệu Bệnh Sán Mèo
- Những Điều Cần Biết Về Bệnh Giun Đũa Chó
- Các Triệu Chứng Của Bệnh Sán Chó
- Dấu Hiệu Của Bệnh Giun
- Viêm Da Do Sán Máng Schistosome
- Bệnh Rận Mu Và Những Điều Bạn Nên Biết