1. Tăng bạch cầu ái toan trong bệnh giun đũa chó
- Tăng bạch cầu ái toan (eosin) được định nghĩa là sự gia tăng tỉ lệ bạch cầu ái toan lớn hơn 3% hoặc khi số lượng tăng hơn 300/mm3.
- Các nguyên nhân làm tăng tỉ lệ bạch cầu ái toan trong máu bao gồm:
- Sử dụng một số loại thuốc như iode, aspirin, sulfonamides, arsenic, một số loại kháng sinh…
- Các bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, mề đay mạn tính, một số bệnh da liễu khác.
- Các bệnh tạo keo như viêm khớp dạng thấp, viêm bì cơ, viêm cục quanh mạch máu,…
- Ung thư chủ yếu là các ung thư về hệ máu.
- Bệnh ký sinh trùng: các loại giun sán và côn trùng khi nhiễm bệnh thường làm tăng bạch cầu ái toan chỉ số khá cao, nhất là ở giai đoạn xâm nhập vào các mô. Ở những nước đang phát triển thì ký sinh trùng là nguyên nhân hàng đầu nghĩ tới khi tăng chỉ số eosin trong máu.
- Cơ chế gây tăng bạch cầu ái toan là do bản chất thì ký sinh trùng khi xâm nhập vào cơ thể sẽ được nhận định là một tổ hợp các kháng nguyên. Từ vách cơ thể, các enzyme, các hormones hay các chất độc do chúng tiết ra điều được nhận định là kháng nguyên và kích thích gây ra các phản ứng miễn dịch, dị ứng. Theo Fernex thì quá trình tăng eosin đi qua hai giai đoạn:
- Các kháng nguyên của KST có cấu trúc tương tự histamine sẽ làm tăng sản xuất bạch cầu đa nhân trung tính – kiềm tính và dưỡng bào.
- Khi có sự tăng lên của histamine sẽ kèm theo sự tăng lên của bạch cầu ái toan và tiêu diệt các dưỡng bào và trung hòa histamine trong cơ thể.
>> Xem thêm: Dấu Hiệu Bệnh Sán Mèo
2. Ý nghĩa của việc bạch cầu ái toán tăng lên khi nhiễm giun sán
- Để thu dọn sạch các hợp chất của kháng nguyên – kháng thể.
- Trung hòa histamine bằng men histaminase.
- Làm mất hoạt tính của chất phản ứng chậm SRS-A ( chất này gây co thắt cơ trơn, xuất tiết, phù nề… các phản ứng của dị ứng).
- Phân giải các phospholipids do tiểu cầu giải phóng ra.
- Do vậy có thể thấy việc tăng bạch cầu ái toan giúp giảm triệu chứng của bệnh
- Bệnh giun đũa chó/ mèo (Toxocara spp) ở người là do giun đũa chó/ mèo xâm nhập vào cơ thể dưới dạng trứng, ấu trùng để gây bệnh giun đũa chó. Giun đũa chó này sống trong đường ruột củ vật chủ chính, trứng của giun đũa chó sẽ theo phân ra ngoài dính vào các thứ của môi trường xung quanh. Khi con người chơi với chó mèo hoặc ăn đồ ăn có nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo vô tình nuốt phải trứng, ấu trùng được thoát ra và chui qua các mạch máu của đường ruột lên gan và phân bố đi khắp các nơi trong cơ thể. Trong thời gian tấn công này, số lượng bạch cầu trong máu tăng 10.000-100.000/mm3 trong đó tỉ lệ bạch cầu ái toan có thể chiếm 50-80%.
- Như vậy có thể kết luận được rằng nếu dựa vào chỉ số bạch cầu ái toan trong máu cũng như kết hợp yếu tố dịch tễ và lâm sàng ta có thể định hướng được về bệnh giun sán ký sinh trùng để từ đó tiến hành chẩn đoán xác định. Khi được chẩn đoán đúng và uống thuốc đặc trị thì theo dõi sự suy giảm tỉ lệ bạch cầu ái toan cũng để đánh giá hiệu quả điều trị.
Bác sĩ Lê Thị Hương Giang
Tài liệu tham khảo: Chuyên đề Tăng bạch cầu toan tính trong bệnh ký sinh trùng. PGS.TS Trần Xuân Mai
- Cần Làm Gì Để Không Bị Nhiễm Bệnh Giun Đũa Chó Mèo (Toxocara Spp)
- Ngứa Da Do Nhiễm Giun Sán
- Nguyên Nhân Dẫn Tới Con Người Bị Lây Nhiễm Ký Sinh Trùng
- Nhiễm Giun Đũa Chó Có Thật Sự Nguy Hiểm?
- Triệu Chứng Bệnh Sán Chó Ở Người
- Dấu Hiệu Bị Bệnh Sán Chó
- Dấu Hiệu Bệnh Sán Mèo
- Các Triệu Chứng Của Bệnh Sán Chó
- Dấu Hiệu Của Bệnh Giun
- Viêm Da Do Sán Máng Schistosome
- Bệnh Rận Mu Và Những Điều Bạn Nên Biết
- Giun Lươn Strongyloides Stercoralis Là Gì?