1. Thiếu máu là gì?
Thiếu máu là một hội chứng bệnh lý thường gặp mà do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên: Bệnh lý ở tủy xương, ở cơ quan tạo máu và hủy máu, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng, nhiễm độc… Tại các nước đang phát triển thì có ghi nhận thêm 1 nguyên nhân gây thiếu máu là do nhiễm giun sán ký sinh trùng kèm theo tình trạng suy dinh dưỡng và nhiều nhất là ở phụ nữ và trẻ em.
Theo tổ chức Y tế thế giới(WHO), Thiếu máu được định nghĩa là hiện tượng (tình trạng) giảm lượng huyết sắc tố trong lượng máu tuần hoàn lưu hành trong cơ thể và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi dẫn đến thiếu Oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Đánh giá thiếu máu sẽ được đánh giá theo tiêu chuẩn về giới tính và lứa tuổi.
2. Dấu hiệu cho thấy đang có hội chứng thiếu máu trong cơ thể
- Da xanh, niêm mạc nhợt ( niêm mạc mắt), lòng bàn tay có thể nhợt.
- Dễ ù tai, chóng mặt, hoa mắt, xây sẩm, ngất xỉu
- Chán ăn, cảm giác ăn không ngon, rối loạn tiêu hóa,
- Mạch nhanh, hồi hộp, toát mồ hôi.
- Rối loạn nội tiết: nữ có thể rong kinh, vô kinh…
Nhiễm giun đũa chó Toxocara có thể ký sinh nội tạng, thể này thường gặp nhiều ở trẻ em. Một số triệu chứng lâm sàng gợi ý bị nhiễm bệnh có sốt nhẹ kéo dài, hen suyễn, ho và thở khò khè, thiếu máu, gan to lách to. Có trường hợp có bạch cầu ái toán tăng nhẹ hoặc tăng cao kèm theo đó có xét nghiệm huyết thanh dương tính.
Cơ chế gây thiếu máu đã có những nghiên cứu cho rằng là do các ấu trùng tấn công lên các cơ quan tạo máu gây cản trở cũng như làm bệnh nhân cảm thấy chán ăn, mệt mỏi nên bị thiếu chất dẫn tới thiếu máu thiếu sắt.
3. Làm thế nào để biết mình đã bị nhiễm giun đũa chó?
Thiếu máu đang là vấn đề được đưa ra ở bài viết này. Nếu đã đi khám những chuyên khoa chính mà không tìm thấy nguyên nhân gây thiếu máu thì lúc này cần phải chú ý đến nhiễm giun sán ký sinh trùng. Ngoài ra có thể có các triệu chứng khác:
- Ngứa da dị ứng nổi mề đay
- Sốt nhẹ, sốt lạnh, ho khò khè, hen suyễn
- Đau bụng, chướng bụng, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, đi cầu phân bón hoặc lỏng
- Cơ thể mệt mỏi, đau nhức, sức khỏe suy giảm.
4. Điều trị nhiễm giun sán chó như thế nào?
Để điều trị giun sán chó Toxocara hiện nay có rất nhiều loại thuốc trên thị trường: Ivermectin, Albendazole, Menbendazole, Thiabendazole,…Kèm theo đó cần phải điều trị phối hợp triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải trong hội chứng thiếu máu như cần bổ sung sắt dạng viên uống và trong thực phẩm hàng ngày. Liệu trình điều trị 1-3 tháng sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt với bệnh nhân khi nhiễm giun sán ký sinh trùng nói chung và giun đũa chó Toxocara nói riêng.
5. Phòng bệnh giun đũa chó thì phải làm sao?
- Bỏ thói quen ăn đồ sống, rau sống, thịt sống. Đồ ăn cần được nấu chín kỹ
- Không tiếp xúc trực tiếp với chó mèo. Nếu có nuôi chó mèo cần tẩy giun định kỳ theo lịch của thú y địa phương
- Dọn dẹp vệ sinh môi trường sống đặc biệt nếu có chất thải tiết của chó mèo.
- Ngứa Da Do Nhiễm Giun Sán
- Nguyên Nhân Dẫn Tới Con Người Bị Lây Nhiễm Ký Sinh Trùng
- Nhiễm Giun Đũa Chó Có Thật Sự Nguy Hiểm?
- Triệu Chứng Bệnh Sán Chó Ở Người
- Dấu Hiệu Bị Bệnh Sán Chó
- Dấu Hiệu Bệnh Sán Mèo
- Những Điều Cần Biết Về Bệnh Giun Đũa Chó
- Các Triệu Chứng Của Bệnh Sán Chó
- Dấu Hiệu Của Bệnh Giun
- Viêm Da Do Sán Máng Schistosome
- Bệnh Rận Mu Và Những Điều Bạn Nên Biết
- Giun Lươn Strongyloides Stercoralis Là Gì?