Trùng amip (hay amip) là một loại ký sinh trùng đơn bào thuộc họ Entamoeba, sống ký sinh trong ruột người và một số loài động vật xảy ra khi điều kiện vệ sinh không đảm bảo, tạo điều kiện cho kí sinh trùng xâm nhập và gây hại. Trong số các loài amip, Entamoeba histolytica là loài phổ biến nhất và cũng là nguyên nhân gây bệnh cho con người. Nhiễm trùng amip nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như thủng ruột hoặc áp-xe gan lớn.
Giới thiệu:
Trùng amip (Amoeba) là một loại sinh vật đơn bào thuộc nhóm sinh vật nguyên sinh, có kích thước rất nhỏ và chỉ quan sát được qua kính hiển vi. Có những loài chỉ với đường kính chỉ 2.3 đến 3 micromet, trong phạm vi của nhiều vi khuẩn. Tuy nhiên, có những loài có kích thước to hơn đường kính có thể lên đến 5mm
Trùng amip (Entamoeba histolytica) thường sống trong môi trường nước hoặc đất ẩm, và một số loài có thể sống ký sinh trong cơ thể người hoặc động vật. Trùng amip có khả năng thay đổi hình dạng linh hoạt thông qua việc kéo dài các phần tế bào ra để di chuyển hoặc bao bọc lấy thức ăn, quá trình này gọi là chuyển động chân giả (pseudopodia).
Kí sinh trùng amip lây lan và phát tán chính qua phân. Vì vậy nếu phân có chứa mầm bệnh được mang đi tưới rau hoặc thải ra sông, suối, ao hồ sẽ tồn tại và phát triển, lây lan. Ngoài ra, các vật trung gian truyền bệnh cũng phát tán bệnh đáng kể.
Đối với bệnh amip, thường lây qua đường nước và thức ăn bị ô nhiễm đồng thời có thể lây truyền trực tiếp qua tiếp xúc với bàn tay hay chạm vào đồ vật bẩn.
Trong môi trường tự nhiên, trùng amip có thể sống từ vài tuần tới vài tháng. Ví dụ u nang Entamoeba có thể tồn tại trong môi trường đất một tháng hoặc 45 phút ở móng tay người.
Các thể bệnh của trùng amip:
Thể lỵ cấp: Bệnh khởi phát đột ngột, có hội chứng lỵ điển hình như đau quặn, mót rặn, phân dính nhầy máu.
Lỵ mãn tính: Là tình trạng viêm ruột mạn xuất hiện sau khi nhiễm lỵ amip cấp tính.
Bệnh amip ngoài ruột: Thường gặp nhiều nhất là bệnh amip ở gan. Nguyên nhân do amip di chuyển từ tổn thương ruột qua máu vào gan và gây áp xe gan.
Các bệnh do trùng amip gây ra:
Entamoeba histolytica: Là nguyên nhân gây ra bệnh lỵ amip (amoebiasis). Đây là bệnh thường gặp ở những khu vực khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam.
Naegleria fowleri (amip ăn não): Là loại bản địa nước ngọt, có thể gây tử vong ở người nếu lây theo đường mũi, gây viêm não, viêm màng não, nhiễm trùng.
Acanthamoeba gây viêm giác mạc và viêm não encephalitis ở người.
Balamuthia mandrillaris gây viêm màng não, có thể dẫn tới tử vong.
Xét nghiệm chẩn đoán trùng amip:
Soi phân: Đây là xét nghiệm cơ bản dễ thực hiện và có giá thành thấp, tuy nhiên có thể có kết quả âm tính ở những người bị nhiễm Entamoeba histolytica nên có thể bỏ sót. Soi phân giúp xác định amip khi tìm thấy amip thể tự dưỡng và bào nang hoặc cả hai trong mẫu bệnh phẩm.
Xét nghiệm miễn dịch liên kết với enzyme (ELISA) thường được thực hiện để phát hiện kháng nguyên E. histolytica trong phân.
Sử dụng mẫu máu, xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase phân tử (PCR) có thể được thực hiện để phân biệt E. histolytica với các bệnh nhiễm trùng khác.
Xét nghiệm các transaminase gan giúp xác định xem nhiễm trùng có lan ra ngoài ruột đến cơ quan khác hay không, chẳng hạn như gan. Khi ký sinh trùng lây lan ra ngoài ruột, chúng có thể không còn xuất hiện trong phân của bạn nữa. Bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính để tìm các tổn thương trên gan như áp xe.
- Các Triệu Chứng Bệnh Khi Nhiễm Sán Chó
- Các Biến Chứng Của Bệnh Sán Chó
- Biểu Hiện Nào Cho Thấy Bạn Đã Bị Nhiễm Sán Chó ?
- Nguyên Nhân Gây Nên Bệnh Sán Chó Mèo
- Đau Bụng Giun Ở Trẻ: Biểu Hiện Và Cách Chữa Trị
- Tại Sao Trẻ Em Lại Nhiễm Giun Sán Nhiều? Triệu Chứng Phát Bệnh
- Lý Do Có Nhiều Giun Sán Ký Sinh Trùng? Các Biện Pháp Phòng Bệnh Giun Sán
- Câu Hỏi Tư Vấn Về Bệnh Giun Đũa Chó
- Các Loại Giun Truyền Qua Đất: Bạn Đã Biết Chưa?
- Bệnh Giun Đũa Nguy Hiểm Như Thế Nào?
- Bệnh Sán Chó Có Triệu Chứng Gì?
- Cần Làm Gì Để Không Bị Nhiễm Bệnh Giun Đũa Chó Mèo (Toxocara Spp)