PHÒNG KHÁM MINH PHÚC, 74 Bắc Hải, Phường 6, Q. Tân Bình, Hồ Chí Minh, Ho Chi Minh, 70000, VN. 0988705868

Bệnh da do ký sinh trùng (phần 2) Dấu hiệu nhận biết bệnh qua biểu hiện ngoài da và các vị trí trên

Bệnh da do ký sinh trùng (phần 2)

Dấu hiệu nhận biết bệnh qua biểu hiện ngoài da và  các vị trí trên cơ thể

 

  1. Bệnh ấu trùng di chuyển ở da (cutaneous larva migrans) còn gọi là bệnh “giun cát” (sandworms):

+ nguyên nhân: bệnh do ấu trùng giun móc chó và mèo (Ancylostoma canimum và A.brazziliense) tiếp xúc và xâm nhập lớp thượng bì của da.

+dấu hiện trên vị trí cơ thể: thường gặp ở gan bàn chân hoặc các vùng khác như mông, lưng và đùi là các vùng hay tiếp xúc trực tiếp với đất, cát bẩn nên rất dễ bị nhiễm bệnh.

+biểu hiện lâm sàng tổn thương tiên phát là một đường hầm ngoằn ngèo, đỏ và ngứa trên da với tốc độ khoảng 3cm/ngày.

+Ấu trùng thường chết sau 2-8 tuần do thiếu các enzym cần thiết để xâm nhập và sống sót ở lớp trung bì sâu nên ấu trùng không thể xâm nhập sâu hơn. tuy nhiên có trường hợp sống đến 22 tháng.

+Giun móc ở người cũng có thể gây biểu hiện da tương tự nhưng ký sinh trùng này thích nghi tốt hơn và nhanh chóng tìm được đường vào hệ tuần hoàn.

  1. Bệnh ấu trùng di chuyển nhanh: (larva currens)

+nguyên nhân: gây ra bởi giun lươn Strongyloides. Điểm khác biệt so với giun móc thì chỉ duy nhất Strongyloides có thể hoàn thành toàn bộ vòng đời của nó bê trong vật chủ người và bỏ qua điai đoạn trong đất bắt buộc như giun móc.

+Biểu hiện da hay gặp ở vị trí hay gặp ở đùi, mông hoặc đáy chậu do ấu trung thường xâm nhập gần đại tràng. Biểu hiện da gây ra bởi sự di chuyển của ấu trùng giun lươn S.sercoralis như bệnh ấu trùng di chuyển do giun móc chó mèo, tốc độ di chuyển có thể tới 10cm/h ở lớp trung bì.

+Dấu hiệu: phát ban không đặc hiệu hoặc sẩn phù vì quá mẫn với ký sinh trùng. Các triệu chứng xuất hiện nhanh và kéo dài không quá vài ngày.

  1. Bệnh do giun kim Enterobius vermiculais (giun tròn)gây ra:

+dấu hiệu nhiễm giun kim: gây ngứa ở vùng quanh hậu môn.

+biến chứng: viêm da, bội nhiễm vi khuẩn, ổ áp xe.

  1. Bệnh do giun xoắn Trichinella spiralis (giun tròn):

+Dấu hiệu: ban đỏ lan tỏa, xuất huyết dưới móng và phù quanh mắt kín đáo nhưng dai dẳng

+Bệnh nhiễm giun xoắn do ăn thịt lợn chưa được nấu chín

  1. Bệnh do nhiễm giun chỉ quan trọng nhất: giun chỉ bạch huyết (phù voi), giun chỉ Loa Loa và bệnh giun chỉ do Onchocerca.

+Bệnh giun chỉ do Onchocera:

_ Nguyên nhân: do loài giun Onchocerca volvulus gây ra, ảnh hưởng tời hàng triệu người ở châu Phi và miền Trung Nam Mỹ.

_Đường lây truyền: ấu trùng được truyền sang người do vết cắn của ruồi đen (simulium), ký sinh trùng được tìm thấy ở vùng dòng sông chảy xiết.

_Biến chứng nguy hiểm: gây mù lòa và hiện tại vaccin vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm và việc loại trừ được bệnh này vẫn đang là ưu tiên của tổ chức WHO.

_ Biểu hiện nhiễm bệnh: khi ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành, tại vị trí vết cắn , chugs tạo ra các cục dưới da-là nơi sinh ra rất nhiều phôi giun. Khi chúng di chuyển trong da, gây da viêm da thứ phát, thay đổi sắc tố da, dày da, phù voi và thường không ngứa, khi phôi di chuyển trong mô mắt gây mù lòa do viêm giác mạc màng mạch.

+Bệnh giun chỉ Loa Loa (Loiasis):

_Là một nhiễm trùng đặc thù của vùng núi phía tây và trung tâm châu Phi, do giun trưởng thành tên Loa Loa gây ra.

_Nguyên nhân: do vết cắn của nhiều laoì ruồi khác nhau bao gồm ruồi nai (Chrysops).

_Dấu hiệu bệnh: thường không có biểu hiện, có thể phù nề thoáng qua, thậm chí có thể quan sát loài giun này di chuyển trên kết mạc mắt., có thể có cục dưới da nhưng hiếm hơn.

+Giun chỉ bạch huyết (phù voi):

_Nguyên nhân: gây ra là do sự tắc nghẽn bạch huyết nghiêm trọng và ứ trệ.

_Biến chứng: ban đầu có thể phù từng điểm, sau đó cứng chắc như khúc gỗ. Màu da thay đổi và các mảng day da như sáp, có thể bao phủ toàn bộ chi thể.

Bệnh gây phù voi tứ chi và phù voi ở cơ quan sinh dục, đặc biệt là phù bìu.

  1. Bệnh giòi (myiasis):

+Nguyên nhân: do nhiều loài ruồi khác nhau đẻ trứng trên hoặc trong da người.Trong vết thương hở, trứng nở thành ấu trùng (giòi) ăn chất dịch ở vết thương và hoàn thành vòng đời gây viêm nhẹ hoặc nặng.

+U giòi: xảy ra khi trứng ruồi hoặc ấu trung được đưa vào da lành.

Dấu hiệu: khi khám lâm sàng cẩn thận, “ống thở” nhô khỏi mặt da (ngòi) và di chuyển khi được nắn bằng tay.

+Ruồi giòi (Auchmeromyia luteola) sống trong đất hoặc nền đất của các túp lều và lò lên vật hcủ trong đêm để hút máu..

Ấu trùng có thể dài tới 18mm và cần ăn 6-20 lần trươc khi hóa nhộng.

  1. Bệnh do bọ chét cát Tunga pêntrrans:

+Nguyên nhân: con cái gây nhiễm bằng cách đẻ trứng đào hang.

+Dấu hiệu&biểu hiện: tại chân người bệnh sẽ thấy có thấy vết tổn thương do con cái đẻ trứng đào hang tại đây, có thể gây ra ổ áp xe.

+Biến chứng: sẽ gây ra loét hóa, tiềm ẩn nhiễm trùng thứ phát và uốn ván.

  1. Bệnh do bọ ve thuộc họ mò:

+nguyên nhân: do ấu trùng cắn và ăn dịch của mô và bạch huyết (không đào hang dưới da như bọ ve.

+Dấu hiệu: người bệnh có cảm giác ngứa dữ dội vài giờ sau khi tiếp xúc với ấu trùng và bị chúng cắn.

+Vị trí trên da: loài này thích những nơi quần áo tiếp xúc chặt với da như chỗ đeo tắt, dây lưng và lưng quần.

  1. Bệnh leishmania:

+Nguyên nhân: gây ra do loài Leishmania-một loài ký sinh trùng đơn bào khắp các châu lục. Loài ruồi cát lây lan dịch bệnh giữa người với người, động vật nuôi và động vật hoang dã thông qua vết cắn của chúng.

+Biểu hiện: gây ra các cục và vết loét mạn tính ở da cơ thể lan truyền qua hệ bạch huyết dẫn đến bệnh lý da lan tỏa.

  1. Amíp Entamoeba histolytica:

+Dấu hiệu nhiễm bệnh Amíp và vị trí biểu hiện bệnh trên da: thường là hậu quả của nhiễm amíp tại gan hay đại trực tràng gây xâm lấn trực tiêp ra da, biểu hiện là vết loét ngoằn ngèo, dang nhú vùng hậu môn sinh dục. Hoặc nhiễm trực tiếp vào đáy chậu ở trẻ sơ sinh bị lỵ hay mặc tã lớt hoặc trên dương vật người lớn sau khi giao hợp qua đường hậu môn.

  1. Bệnh trypanosomia Châu Mỹ:

+Nguyên nhân: gây ra bởi ký sinh trùng Trypanosoma crruzi.Loài này có thói quen đại tiên trên da sau khi hút mauts , nên phân nhiễm bệnh sẽ xâm nhập qua kết mạch hoặc vết thương.

+Đường lây nhiễm: qua kết mạc hoặc da thông qua vết cắn của loài bọ xít hút máu.

+Biểu hiện bệnh: viêm kết mạc hoặc phù mi mắt, hện hệ thống với ban đỏ và nhiều cục dưới da.

+Biến chứng: các tổn thương tim và tiêu hóa, có thể dẫn đến tử vong.

  1. Bệnh sán máng:

+Nguyên nhân và đường lây nhiễm: do một trong 3 loài thuộc chi Schistosoma gây ra. Vòng đời của sán máng phức tạp liên quan đến sự phát triển của ốc nước ngọt và giải phóng ấu trùng bơi tự do có thể xâm nhập vào da người.

+Dấu hiệu: gây ra ngứa và cảm giác bỏng rát thoáng qua. Sau đó xuất hiện mụn nước, bầm tím và sẩn vảy tiết trong vài ngày,

+Biểu hiện: Một số trứng lắng đọng ở da tạo thành các cục, vết loét và khối u nhọn sần sùi.. Vùng hậu môn sinh dục hay gặp nhất do sự xâm nhập trực tiếp từ bàng quang hay trực tràng của sán máng.

+Biến chứng: khi sự lan tràn qua đường máu và bạch huyết có thể tạo ra các tổn thương ở toàn cơ thể.

  1. Bệnh ấu trùng sán nhái:

+Nguyên nhân: gây ra do nhiều loài khác nhau của sán nhái Spỉrometra, phổ biến ở Châu Á và Đông Nam Á.

+Đường lây nhiễm: do uống nước nhiễm sán hoặc ăn phải thịt rắn hoặc ếch nhiễm sán chưa nấu chín. Hoặc do thói quen khi một vết loét, vết thương hở hay niêm mạc mắt dùng thuốc đắp từ những loài động vật như rắn, ếch gây nhiễm trực tiếp

+Dấu hiệu và biểu hiện: xuất hiện các cục đau và ngứa có chứa nang sán tại những điểm xâm nhập.

  1. Bệnh do sán dây (sán dây lợn & sán dây chó):

+Sán dây lợn: do taenia solium có thể tạo ra các nang sán, lây nhiễm từ việc uống phải trứng sán.Dấu hiệu: xuất hiện các cục dưới da không đâu có chứa các ấu trùng sán dây.

+Sán dây chó: do Echinôcccus granulosus gây ra, dấu hiệu bệnh là xuất hiện các khối nửa lỏng, u nang trên da gây sẩn phù và ngứa. Đường lây nhiễm do ăn và uống nước và đồ ăn bị ô nhiễm.

  1. Ngứa do bơi lội và phát ban ở người tắm biển.

+Ngứa do bơi lội: gây ra do sự xâm nhập của ấu trùng sán christosome cercảiae(hay (gây bệnh ở chim). Dấu hiệu: bị ngứa và phát ban châm chích , sẩn ngứa, mụn mủ, mụn nước và viêm da. Tuy nhiên, ấu trùng này không thể xâm nhập vào thượng bì của da.

+Phát ban ở người tắm biển: nguyên nhân do tiếp xúc ấu trùng của loài sứa biển. Dấu hiệu: thường thấy trên da: xuất hiện các mảng sẩn ngứa, phát ban ở vùng da được quần áo che phủ. Do quần áo giữ cho ấu trùng tiếp xúc da đủ lâu để gây ra vết cắn.

*Tổng kết:

 

+Hầu hết các bệnh lý kí sinh trùng đều có biểu hiện ở da.

+Do du lịch quốc tế, những bệnh nhiệt đới có thể xuất hiện ở Bắc Mỹ.

+Phát ban trên da có thể là những triệu chứng thường gặp gây khó chịu ví dụ như bệnh ấu trùng di chuyển, chứng ngứa ở người bơi lội, nghiêm trọng hơn với nhiễm trùng hệ thống như bệnh trypanosomia hay bệnh giun chỉ Onchocerca.

+Nhiều bệnh da ký sinh trùng có véc-tơ trung gian truyền bệnh là các loài chân đốt.

+Cần chú ý đến biểu hiện của da hằng ngày nếu có gì bất thường, nên đặt khám online hoặc hẹn lịch khám tại cơ sở uy tín, tham khảo tại:

phòng khám Minh Phúc, hotline: 0985 290 119, số 74 đường Bắc Hải, p6, Tân Bình.

 

(tài liệu tham khảo: Bệnh da do ký sinh trùng, nhà xb Y Học)

Copyright © PHÒNG KHÁM MINH PHÚC
Online: 9 | Tổng truy cập: 427521
ĐẶT LỊCH KHÁM
zalo 0988705868
zalo
Messenger
https://www.facebook.com/Ph%C3%B2ng-kh%C3%A1m-chuy%C3%AAn-khoa-Minh-Ph%C3%BAc-112680988232328/