1. Giun truyền qua đất là gì?
- Giun truyền qua đất là những loài giun chúng sẽ ký sinh trong đường ruột của con người khi chẳng may nuốt phải trứng hoặc ấu trùng, trong chu trình phát triển vẫn giai đoạn phát triển bên ngoài cơ thể.
- Khi trứng hay ấu trùng mới được thải ra môi trường cần phải trải qua một thời gian phát triển trong đất thì mới có thể gây bệnh. Do vậy sự lây truyền này chỉ xảy ra nếu trong môi trường đất có ấu trùng.
- Do Việt Nam hiện nay vẫn là nước phát triển mạnh về nông thôn nên có nhiều người lao động tiếp xúc với đất nhiều. Vậy nên cần có biện pháp phát hiện, chẩn đoán, điều trị và dự phòng một số loại giun sán có thể truyền qua đất như bị giun đũa chó, giun đũa, giun lươn, giun tóc, giun móc...
2. Giun đũa là gì?
- Giun đũa còn có tên khoa học là Ascaris lumbricoides, đây là loài giun có kích thước lớn nhất. Chiều dài có thể lên tới 35 cm, chiều dài con cái dài hơn con đực.
- Giun đực kích thước 15-31cm còn con cái từ 20-35cm. Cấu tạo chung thì đều có thân dài, đầu và đuôi có hình chóp nón. Miệng có 3 môi xếp cân xứng, hình bầu dục trong đó có 1 môi lưng và 2 môi bụng.
Hình ảnh giun đũa trưởng thành
3. Chu kì sống của giun đũa
- Chu kì sống của giun đũa xảy ra trong 2 môi trường khác nhau: trong cơ thể người và trong đất.
- Giun đũa trưởng thành sẽ sinh sống, giao phối và đẻ trứng trong ruột người. Trứng sau đó sẽ theo phân ra ngoài, gặp môi trường thuận lợi về đất và khí hậu (nóng, ẩm, ướt) sẽ phát triển thành trứng mang ấu trùng. Con người nuốt phải trứng này sẽ nhiễm bệnh. Sau khi vào ruột non, ấu trùng ra khỏi trứng, chu du trong cơ thể và trưởng thành, tiếp tục sinh sản tạo trứng mới, bắt đầu một chu kỳ phát triển mới.
- Do vậy giun đũa được xếp vào nhóm “Giun truyền qua đất”, cùng với giun kim, giun tóc, giun móc, mỏ.
4. Tác hại của giun đũa
Khi giun đũa xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra các tác hại như sau:
- Chiếm đoạt chất dinh dưỡng trong cơ thể người. Nhiễm giun đũa gây suy giảm protein trong cơ thể do vậy suy dinh dưỡng là gắn liền với người bị nhiễm giun đũa lâu dài đặc biệt là ở trẻ em. Thậm chí triệu chứng quáng gà cũng xảy ra ở trẻ nhiễm giun đũa và hồi phục rất nhanh sau khi tẩy giun.
- Bội nhiễm vi khuẩn: khi giun di chuyển từ nơi này tới nơi khác có thể kéo theo các vi sinh vật và đã có nghiên cứu đưa ra giả thuyết về việc nhiễm giun đũa và bệnh bại liệt có liên quan tới nhau.
- Theo nghiên cứu về bệnh lý miễn dịch thì cho thấy có nhiều người bị nhiễm giun đãu có sự nhạy cảm với kháng nguyên là các chất tiết của giun đũa và phòng thí nghiệm đã kết luận là có thể gây nên viêm kết mạc, nổi mề đay hay lên cơn hen suyễn. Những tổn thương da dễ hiểu nhầm sang bệnh viêm da cơ địa.
- Ngoài ra sự di chuyển của giun trưởng thành, đặc biệt la giun có kích thước lớn có thể làm hậu môn ngứa, nôn ói ra giun, phù nề thanh môn.
- Do vậy có thể thấy giun đũa tấn công tới tất cả các cơ quan của cơ thể kể cả là hệ máu, hệ miễn dịch. Do vậy con người cần áp dụng các biện pháp dự phòng theo hướng dẫn của Bộ Y tế đặc biệt là trong vấn đề vệ sinh, sinh hoạt hàng ngày để không bị nhiễm qua môi trường đất, cũng như sớm phát hiện ra nhiễm bệnh để được dùng thuốc đặc trị kịp thời.
BS Lê Thị Hương Giang
- GIUN ĐŨA NỖI ÁM ẢNH
- Ấu trùng Giun đầu gai Gnathostoma spp. ký sinh ở da và phủ tạng cơ thể
- 7 Loại Giun Sán Ký Sinh Ăn Mòn Sức Khỏe Bạn Cần Phải Biết
- Ký sinh trùng là gì ? Nhóm ký sinh trùng sinh vật đơn bào ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể như thế nào
- BỆNH NHIỄM GIUN SÁN CHÓ MÈO
- Đối tượng dễ bị nhiễm sán chó là những ai?
- Các triệu chứng bệnh nhiễm Sán chó Toxocara spp
- Ký sinh trùng lây truyền qua thức ăn
- Làm thế nào để điều trị sán chó khỏi hoàn toàn?
- Báo Cáo Ca Bệnh: Đau Nhức Cơ Thể Nhiều Năm Không Hết
- Nguyên Nhân Gây Ngứa Da Dị Ứng
- Nhiễm Giun Lươn Có Phải Do Ăn Lươn Không?