PHÒNG KHÁM MINH PHÚC, 74 Bắc Hải, Phường 6, Q. Tân Bình, Hồ Chí Minh, Ho Chi Minh, 70000, VN. 0988705868

DẤU HIỆU – TRIỆU CHỨNG PHỔ BIẾN CỦA BỆNH VẢY NẾN

I-DẤU HIỆU – TRIỆU CHỨNG PHỔ BIẾN CỦA BỆNH

 

Bệnh vảy nến bao gồm các giai đoạn không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, sau đó đến giai đoạn triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh vảy nến bao gồm:

  • Phát ban loang lổ với nhiều hình dạng khác nhau, từ những nốt vảy giống như vảy gàu đến nốt ban lớn khắp cơ thể.
  • Ban có màu khác nhau. Người có màu da nâu hoặc da đen thường rơi vào sắc tím. Người da trắng có sắc hồng hoặc đỏ với vảy bạc.
  • Đốm vảy nhỏ (thường gặp ở trẻ em).
  • Da khô, nứt nẻ có thể chảy máu.
  • Ngứa, rát hoặc đau nhức.
  • Phát ban theo chu kỳ, bùng phát trong vài tuần hoặc vài tháng rồi giảm dần sau đó.

Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào vị trí xuất hiện và đặc điểm của các tổn thương, các triệu chứng riêng biệt theo từng dạng bệnh có thể kể đến như sau:

Các loại vảy nến thường thấy:

Bệnh vảy nến xảy ra do rối loạn sẩn vảy và được chia thành các loại khác nhau dựa trên đặc điểm mô học. Bệnh vảy nến được phân chia qua các dạng lâm sàng bao gồm: vảy nến thông thường,  vảy nến thể giọt, vảy nến mảng nhỏ, vảy nến đảo ngược, vảy nến đỏ da toàn thân, vảy nến mủ, vảy nến tiết bã, vảy nến tả lót, vảy nến dạng dãi, vảy nến khớp.

  • Bệnh vảy nến mảng bám (bệnh vảy nến thông thường), chiếm khoảng 90% trường hợp. Vảy nến thường xuất hiện dưới dạng các mảng màu đỏ có vảy trắng ở mặt sau cẳng tay, cẳng chân, vùng rốn và da đầu. Bệnh gây các mảng da khô, ngứa, nổi lên (mảng bám) phủ đầy vảy. Các mảng khác nhau về màu sắc, tùy thuộc vào màu da.

  • Bệnh vảy nến thể giọt (bệnh vảy nến Guttate) có tổn thương các đốm nhỏ hình giọt nước có vảy trên thân, cánh tay hoặc chân. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở thanh niên và trẻ em. Bệnh thường được kích hoạt bởi nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm họng liên cầu khuẩn. Bệnh vảy nến thể giọt thường khởi phát do nhiễm trùng liên cầu (miệng họng hoặc quanh hậu môn) và thường xảy ra 1-3 tuần sau khi nhiễm trùng. Bệnh thường thấy nhất ở trẻ em và thanh niên. (2)

  • Bệnh vảy nến mụn mủ hiếm gặp, biểu hiện dưới dạng mụn nước nhỏ, không nhiễm trùng, chứa đầy mủ, gây ra các vết phồng rộp có mủ rõ ràng. Vảy nến có thể lan rộng hoặc trên các khu vực nhỏ của lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
  • Bệnh vảy nến nghịch đảo (bệnh vẩy nến đảo ngược, bệnh vảy nến nếp) hình thành các mảng đỏ trên các nếp gấp trên da (háng, mông, vú, xung quanh bộ phận sinh dục). Nhiệt độ, chấn thương và nhiễm trùng có vai trò trong sự phát triển của dạng vảy nến không điển hình này. Người bị bệnh xuất hiện các mảng da bị viêm mịn trở nên tồi tệ hơn khi ma sát và đổ mồ hôi.
  • Bệnh vảy nến đỏ da toàn thân ít phổ biến, xảy ra khi ban lan rộng và có thể phát triển từ bất kỳ loại vảy nến nào khác. thường liên quan đến hơn 90% diện tích bề mặt cơ thể. Da người bệnh có thể khô, ngứa, sưng và đau nghiêm trọng. Vảy nến đỏ bao phủ toàn bộ cơ thể bằng phát ban bong tróc có thể ngứa hoặc bỏng dữ dội. Bệnh có thể tồn tại trong thời gian ngắn (cấp tính) hoặc dài hạn (mạn tính).

                                      

  • Bệnh vảy nến móng tay khiến móng tay và móng chân bị rỗ, móng phát triển bất thường và đổi màu. Móng bị vảy nến có thể lỏng ra và tách khỏi nền móng (nấm móng), nếu nặng hơn có thể khiến móng vỡ vụn.
  • Bệnh vảy nến trẻ sơ sinh (vảy nến thể tã) với đặc điểm xuất hiện các sẩn đỏ có vảy bạc ở vùng quấn tã ở trẻ em, có thể kéo dài đến thân hoặc tay chân.
  • Bệnh vảy nến ở miệng rất hiếm gặp, có thể không có triệu chứng, tồn tại dưới dạng các mảng màu trắng hoặc vàng xám. Nứt lưỡi là phát hiện phổ biến nhất ở những người bị bệnh vảy nến miệng.
  • Bệnh vảy nến tiết bã thường biểu hiện dưới dạng các mảng đỏ có vảy nhờn ở những vùng sản xuất nhiều bã nhờn như da đầu, trán, nếp gấp da cạnh mũi, da quanh miệng, da trên ngực phía trên xương ức và nếp gấp da.

II-NGUYÊN NHÂN – VÌ SAO BỊ BỆNH VẢY NẾN

 

Bệnh vảy nến xảy ra khi các tế bào da được thay thế nhanh hơn bình thường. Thông thường, các tế bào da được tạo ra và thay thế sau mỗi 3 – 4 tuần nhưng quá trình này chỉ mất khoảng 3 – 7 ngày ở bệnh nhân vảy nến.  Từ đó khiến cơ thể người bệnh gia tăng sản xuất tế bào da, dẫn đến sự tích tụ các tế bào da tạo ra các mảng các mảng bong tróc, sần sùi phủ đầy vảy. (3)

Các nhà khoa học ghi nhận người bị bệnh vảy nến gặp rối loạn về hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch là cơ chế phòng vệ của cơ thể giúp chống lại bệnh tật và nhiễm trùng nhưng lại tấn công nhầm các tế bào da khỏe mạnh ở người bị bệnh vảy nến.

Các nhà khoa học ghi nhận người bị bệnh vảy nến gặp rối loạn về hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch là cơ chế phòng vệ của cơ thể giúp chống lại bệnh tật và nhiễm trùng nhưng lại tấn công nhầm các tế bào da khỏe mạnh ở người bị bệnh vảy nến.

Bệnh vảy nến có thể di truyền trong gia đình. Khoảng 1/3  người mắc bệnh vảy nến báo cáo có tiền sử gia đình mắc bệnh.

                                     

Ngoài ra, các tác nhân khác như chấn thương da, nhiễm trùng cổ họng và sử dụng một số loại thuốc cũng gây ra bệnh.

III- ĐƯỜNG LÂY NHIỄM

Như ở nguyên nhân trên, thì bệnh không lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường với ngừoi bệnh.

IV-CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH VẢY NẾN

Tại phòng khám Minh Phúc, các bác sĩ sẽ điều trị bệnh chia theo 3 cấp độ:

  1. Trong hầu hết các trường hợp, lần đầu bác sĩ sẽ dùng phương pháp điều trị tại chỗ bằng các loại kem, thuốc mỡ, dưỡng chất tương tự vitamin D hoặc các hoạt chất bôi lên da.
  2. Nếu những cách này không hiệu quả hoặc tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ dùng liệu pháp quang học, tiếp xúc với một số loại tia cực tím.
  3. Trong những trường hợp nghiêm trọng, khi các phương pháp điều trị trên không hiệu quả, người bệnh có thể được ứng dụng phương pháp điều trị toàn thân bằng những loại thuốc uống hoặc tiêm có tác dụng trên toàn bộ cơ thể.

Ngoài ra, hiện nay y học đang ứng dụng mạnh mẽ thuốc sinh học trong điều trị bệnh vảy nến. Sinh học là các protein được sản xuất làm gián đoạn quá trình miễn dịch liên quan đến bệnh vảy nến. Không giống như các liệu pháp y tế ức chế miễn dịch tổng quát như methotrexate, thuốc sinh học nhắm vào các khía cạnh cụ thể của hệ thống miễn dịch góp phần gây ra bệnh.

Thuốc được chứng minh an toàn khi sử dụng lâu dài và đem lại hiệu quả cho đối tượng từ mức độ trung bình đến nặng. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng phụ tăng nguy cơ nhiễm trùng do ức chế miễn dịch.

V- CÁCH PHÒNG NGỪA

  • Với người chưa mắc bệnh có thể cần tăng cường sức đề kháng, hạn chế các bệnh nhiễm trùng, chấn thương… để tránh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
  • Với người thuộc nhóm nguy cơ cao như gia đình có người bệnh cần tầm soát, phát hiện sớm để điều trị sớm, tránh bệnh nặng hơn.

*Dặn dò của các bác sỹ phòng khám Minh Phúc đến các bệnh nhân mắc bệnh vảy nến đang được điều trị tại phòng khám:

_ Vảy nến là một bệnh mạn tính (giống như bệnh cao huyết áp , đái tháo đường); khi đã mắc bệnh cần điều trị (dùng thuốc) suốt đời. Khi điều trị thì các triệu chứng sẽ giảm hoặc biến mất, nhưng nếu thấy triệu chứng biến mất mà bỏ điều trị thì bệnh sẽ trở lại và nặng hơn.

_ Bạn nên tuân theo sự hướng dẫn y khoa của các bác sĩ để kiểm soát tốt bệnh vảy nến.

_ Không tự ti, mặc cảm với những vết vảy nám, vì nếu được kiểm soát bệnh tốt, các triệu chứng sẽ giảm hoặc biến mất.

 

Copyright © PHÒNG KHÁM MINH PHÚC
Online: 25 | Tổng truy cập: 368393
ĐẶT LỊCH KHÁM
zalo 0988705868
zalo
Messenger
https://www.facebook.com/Ph%C3%B2ng-kh%C3%A1m-chuy%C3%AAn-khoa-Minh-Ph%C3%BAc-112680988232328/