1. Giải Phẫu Vùng Mắt
1.1. Cấu tạo bên ngoài
- Nhìn bên ngoài, đôi mắt cơ bản có các bộ phận sau: lông mày, lông mi, mi mắt, tròng trắng, tròng đen,….
- Lớp da mi mắt dày khoảng 1mm, lớp thượng bì mỏng với 67 lớp tế bào. Lớp bì bao gồm các sợi elastin, mạch máu, bạch mạch và thần kinh. Lớp mỡ rất mỏng hoặc gần như không có, từ đó có các nang lông tuyến bã và nang tóc
- Mi mắt được phân thành mi trên và mi dưới. khoảng cách giưac 2 mi (khe mi) khi mở từ 7-12mm
1.2. Cấu tạo bên trong
Mắt là một cơ quan có cấu tạo bên trong hết sức tinh vi trong đó giác mạc, thuỷ tinh thể và võng mạc là những bộ phận cơ bản để đảm bảo chức năng nhìn của mắt.
1.3. Các cơ của mi mắt
Các cơ của mi mắt: gồm cơ vòng mi và cơ nâng mi trên.
- Cơ nâng mi trên: Cơ này xuất phát từ các tổ chức xơ ở đỉnh hốc mắt đi hướng ra phía trước, nằm sát trần ổ mắt, các thớ cơ bám vào da mi và bờ trên sụn mi. Khi gần đến đáy hốc mắt thân cơ toả rộng ra và tận hết bằng một dải gân rộng trong mi mắt. Cơ nâng mi trên do dây thần kinh số III chi phối có tác dụng mở mắt. Khi tổn thương dây III mi trên bị sụp gây ra hội chứng sụp mi.
- Cơ vòng mi: Cơ vòng mi bám vào dây chằng mi trong và mi ngoài. Bờ cơ vòng nằm sát bờ mi cạnh hàng chân lông mi gọi là cơ Riolan. Các thớ cơ bao quanh khe mi có nhiệm vụ nhắm kin mắt. Cơ có hai phần là phần hốc mắt và phần mi. Cơ vòng mi do dây thần kinh số VII chỉ phối, có tác dụng khép mi làm nhắm mắt. Liệt dây VII gây hội chứng Charles-Bell.
1.4. Xương quanh ổ mắt
- Ổ mắt là một hốc xương hình quả lê được cấu tạo nên bởi 7 xương: Xương hàm trên, xương gò má (XGM), xương trán, xương lệ, xương vòm miệng, xương sàng và xương bướm. Ổ mắt có kích thước như sau: Thể tích ở mắt là 3 cm3, chiều cao bờ ổ mắt là 40mm, chiều rộng bờ ổ mắt là 35mm, chiều sâu ổ mắt là 40 – 50mm. Khoảng cách từ sau nhãn cầu đến lỗ thị giác là 75mm.
- Trần ổ mắt (thành trên): Được tạo thành bởi xương trán và cánh nhỏ xương bướm, có hố tuyến lệ ở bên ngoài tham gia cấu trúc một phần của nền sọ trước. Thành ngoài ổ mắt: Được tạo bởi mỏm trán của xương gò má, xương trán và cánh lớn xương bướm, có củ ổ mắt (Whinall) là chỗ bám của dây chằng ổ mắt. Thành này có khớp trán - gò má rất dễ bị gãy rời khi gãy xương trên gò má. Thành trong ổ mắt: Do mấu lên xương hàm trên (XHT), xương giấy và thân xương bướm cấu tạo thành, nằm cạnh các xoang sàng, xoang bướm và các khoang mũi. Phần trong của thành ổ mắt rất dễ gãy, ống lệ dễ bị tổn thương.
- Sàn ổ mắt (thành dưới): Tạo bởi xương hàm trên, xương gò má và xương khẩu cái, có rãnh và ngách dưới ổ mắt. Sàn ổ mắt mỏng, là mặt trên xoang hàm. Trong gãy xương trên gò má thành này dễ bị gãy sập và tổ chức phần mềm dưới và hai bên nhãn cầu dễ bị rơi thụt xuống xoang hàm làm lệch trục nhãn cầu, hoặc thụt nhãn cầu xuống dưới ra sau.
- Cảm giác
Cảm giác mi trên là do nhánh lệ, trán, mũi đều là các nhánh của dây V1 chỉ phối. Cảm giác mi dưới do thần kinh dưới hố chi phối.
1.5. Các thành phần mô mềm trong ổ mắt
- Thần kinh thị giác trong ổ mắt. Đoạn thần kinh thị giác trong ở mắt được tính từ lỗ thị giác đến cực sau nhãn cầu, dài 25-30mm, hơi trùng và uốn cong chữ S để có thể di chuyển vận động theo nhãn cầu.
- Vòng Zinn: Là vòng xơ sợi được tạo bởi nguyên uỷ chung của các cơ trục. Vòng Zinn bao quanh lỗ thị giác và phần giữa của khe ổ mắt trên. Lỗ tạo bởi vòng Zinn gọi là lỗ vận nhãn, có các dây III, VII, IV và nhánh mắt của dây V đi qua
- Các cơ vận nhãn: Các cơ vận nhãn tạo nên sự vận động của nhãn cầu và mi mắt: 4 cơ trục xuất phát từ vòng Zimn, cơ nâng mi xuất phát từ trên vòng. Khi chấn thương gãy xương ổ mắt hệ thống cơ này có thể bị liệt, bị kẹt vào khe giữa hai mảnh xương gây ra lác hay hạn chế vận nhãn về một phía nào đó.
- Tuyến lệ: Nằm trong hố xương trán ở phía trên ngoài ổ mắt, gồm một thuỳ lớn ở hốc mắt và một thuỳ nhỏ ở mi mắt. Các ống tuyến từ hai thuỳ mi và đổ vào kết mạc cùng đồ trên phía ngoài.
- Mỡ ổ mắt: Là tổ chức đóng vai trò đệm bảo vệ nhãn cầu và mi mắt. Các khối mỡ nằm sau vách ổ mắt và trước cơ vòng mi
1.6. Mạch máu, thần kinh ổ mắt
Hệ thống mạch máu:
- Nguồn cung cấp chủ yếu cho ổ mắt là động mạch mắt (nhánh của động mạch cảnh trong), một phần từ động mạch hàm trong và động mạch mặt (nhánh của động mạch cảnh ngoài). Động mạch mắt có nhiều vòng nối với động mạch cảnh ngoài qua vòng quanh ổ mắt
- Tĩnh mạch mắt trên là tĩnh mạch dẫn lưu chính của ổ mắt, nó xuất phát từ phần trên hốc mắt, đi về phía sau khe ổ mắt trên, đổ vào xoang hang
Thần kinh:
- Cảm giác cho vùng quanh ổ mắt là nhánh mắt và nhánh hàm trên của dãy V
- Các cơ vòng mi, cơ tháp mũi, cơ nhăn mày, cơ trán do các nhánh dây VII chi phối
- Thần kinh giao cảm và đối giao cảm chi phối co giãn đồng tử, tiết nước mắt, vận động cơ bám da, co giãn mạch máu của mi mắt
1.7. Dây chằng góc mắt
- Hình dạng của khe mi được duy trì bởi dây chằng góc mắt trong và dậy chằng góc mắt ngoài. Dây chằng góc mắt trong bám vào mào lệ trước và mào lệ sau, khi đến phía ngoài túi lệ nhập vào làm một, sau đó tách ra thành nhánh trên và nhánh dưới để bám vào sụn mi trên và sụn mi dưới. Dây chằng góc mắt ngoài bám vào củ ổ mắt ngoài ở mặt trong của bờ ổ mắt, phân ra hai nhánh vào sụn mi trên và sụn mi dưới. Trong chấn thương vết thương quanh ổ mắt, nhất là những vết thương ở hai góc mắt. Khi tiến hành phẫu thuật ở vùng góc mắt cũng cần chú ý tránh gây tổn thương dây chằng, nếu bắt buộc phải can thiệp thì tiến hành khâu tái tạo dây chằng góc mắt để duy trì hình thể khe mi cân đối của hai mắt.
- Tóm lại
Tất cả các cơ của mặt trên góp phần vào định vị chân mày, cần chú ý để đạt độ thẩm mỹ. Thần kinh chi phối các cơ mặt của mặt trên là dây thần kinh số VII. Mạch máu nuôi dưỡng thuộc các nhánh của động mạch thái dương nông, bắt nguồn từ động mạch cảnh ngoài.
2. Các Cơ Chế Gây Lão Hóa Da Vùng Mắt
2.1. Các cơ chế gây lão hóa
- Lão hóa nội sinh: Một trong những yếu tố chính quyết định sự lão hóa nội sinh đặc trưng bởi các loại oxy phản ứng (ROS), được sản xuất liên tục bên trong cơ thể chúng ta là kết quả của quá trình trao đổi chất hiếu khí trong ti thể. Bên cạnh đó, các tế bảo dần già đi và giảm khả năng sinh sản, diễn ra ở các tế bào ở da như keratinocyte, melanocyte, và fibroblast. Cuối cùng, góp phần thúc đẩy lão hóa nội sinh, đó là sự tăng hoạt động của các enzyme dẫn tới tiêu hủy lớp ngoại bào
- Lão hóa ngoại sinh: do tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài như ánh sáng mặt trời, hút thuốc lá, các chất ô nhiễm, v.v... Đặc biệt, tiếp xúc tia UV được cho là nguyên nhân chính tham gia vào quá trình lão hóa da bên ngoài, quá trình này được gọi là lão hóa da do ánh sáng.
- Chế độ ăn uống và lối sống
2.2. Các dấu hiệu lão hóa da vùng mắt
Các dấu hiệu lão hoá |
Nguyên nhân |
Thay đổi sắc tố |
|
Bọng mắt |
Dãn mạch, phù, tổn thương dẫn lưu bạch mạch, ma sát cơ học sau viêm |
Nếp nhăn |
Da mỏng, mất mỡ, cử động nhiều, da khô |
Mắt trũng |
Da mỏng, giảm đàn hồi, mất mỡ |
3. Các Phương Pháp Trẻ Hóa Da Vùng Mắt
3.1. Kem dưỡng
- Vitamin A như tretinoin, retinol; vitamin C, niacinamide, peptide, ít kích ứng hơn và tác dụng yếu hơn so với nhóm vitamin A, acid hyaluronic...
- Cách sử dụng: sử dụng ngón đeo nhẫn, chấm sản phẩm lên vùng da quanh mắt, thoa nhẹ nhàng để tránh làm chảy xệ vùng da mắt, đợi sản phẩm khô trước khi thoa kem chống nắng và trang điểm. Ngày sử dụng từ 2 đến 3 lần.
3.2. Botox
- Cơ chế tác dụng: Sự hình thành nếp nhăn ở mặt là do sự co quá mức của các cơ vân, thông qua tác động của chất dẫn truyền thần kinh là acetylcholine. Botulinum toxin là chất ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh - cơ bằng cách ức chế quá trình giải phóng acetylcholine ở khe synap. Acetylcholine không được giải phóng sẽ làm giảm tác động của nó lên các receptor ở hậu synap, kết quả là giảm tác dụng co cơ hay giảm hoạt các tuyến ngoại tiết.
Cơ |
Chức năng |
Frontalis : cơ trán |
Nếp nhăn ngang tráng |
Corugator supercilii: cơ cau mày |
Nếp nhăn cau mày |
Depressor supercilii: cơ hại mày |
Kéo góc trong của lông mày xuống |
Procerus: cơ tháp hay cơ cao hay cơ mảnh khảnh |
Kéo góc trong của lông mày xuống và tạo nếp nhăn ngang mũi |
Orbicularis oculi orbital part: cơ vòng mắt phần hốc mắt |
Khép mi mắt lại, hạ phần giữa và đuội lông mày |
Orbicularis oculi palpebral part: cơ vòng mắt phần mi mắt |
Khép mi không chủ động như khi chớp mắt hoặc ngủ |
Orbicularis oculi lacrimal part: cơ vòng mắt phần tuyến lệ |
Co bóp túi lệ |
3.3. Filler
- Tác dụng: thường sử dụng hyaluronic acid giúp làm đầy vùng hốc mắt rãnh lệ và giảm quầng thâm. Thời gian tác dụng từ 6 tháng đến 12 tháng
- Tác dụng phụ: bầm sưng
3.3.1. Làm đầy hốc mắt
- Chỉ định: sử dụng filler làm đầy vùng hốc mắt và giảm quầng thâm, có thể thực hiện trên cả bệnh nhân có túi mở nhẹ ở vùng dưới mắt.
- Kỹ thuật:
+ Gây tê tại chỗ hoặc block dây thần kinh dưới ổ mắt
+ Đây là một trong những khu vực khó khăn nhất để tiêm tốt vì da mỏng, dễ bầm, nếu tiêm nông có thể gây nên hiện tượng Tyndall hoặc sờ thấy khối filler, nếu tiêm thấp xuống phần gò má làm cho bọng mắt to ra.
+ Bệnh nhân ở tư thế ngồi. Sử dụng kim 1 inch (2,5 cm), 30G hoặc cannula Tiêm sát xương dọc theo ra ổ mắt với tốc độ chậm kèm massage để phân tán đều filler tại vùng này. Sau tiêm chườm đá để giảm sung bầm. Bệnh nhân tái khám sau 2 tuần để tiêm bổ sung nếu cần
3.3.2. Tiêm vùng trũng ở mi trên
- Da mi mắt trên thường mỏng, có nhánh cảm giác của thần kinh trên ổ mắt và thần kinh trên ốc tai, cũng như mạch máu cần tránh trong quá trình tiêm trong khu vực này. Đây là khu vực tiêm cần kiến thức tốt về giải phẫu và kinh nghiệm vì khi tiêm cao hơn rìa ổ mắt trên thì có khả năng tổn thương thần kinh mạch máu, hoặc tạo khối u ở phần chân mày
- Kỹ thuật: Tiêm sát mảng xương phần ổ mắt trên. Sử dụng kim 30-32 gauge, nửa inch (1,25 cm) đến 1 inch (2,5 cm) hoặc cannula để tránh tổn thương mạch máu. Chườm lạnh ngay sau tiêm.
3.3.3. Filler nâng cung mày
- Chỉ định: Lông mày trở nên cụp hoặc rũ xuống vì mất thể tích giữa da và xương, kèm theo hõm thái dương và hõm vùng rìa trên ổ mắt. Về mặt giải phẫu, da vùng này thường mỏng và có nhiều mạch máu, trong đó có 1 nhánh tĩnh mạch vuông góc với bề mặt da, còn lại đều song song bề mặt da và có thể tránh được bằng cách tiêm sầu.
- Kỹ thuật: gây tê tại chỗ, sử dụng một cây kim dài (Kim 1,0- 1,5 inch / 2,5-3,8 cm), tiêm sát mảng xương hoặc kết hợp tiêm dưới da. Chướm đã sau tiêm.
3.4. Lăn kim
- Liệu pháp lăn kim giúp tăng sinh collagen.
- Quy trình bao gồm việc sử dụng một thiết bị kim siêu nhỏ để tạo ra tổn thương đã được kiểm soát, độ dài kim được điều chỉnh tùy theo độ sâu tổng thương mong muốn để đạt được hiệu quả trẻ hóa da hoặc điều trị nếp nhăn sâu
- Kỹ thuật vệ sinh da. Thoa tê. Lăn đầu kim trên da nhiều lần. Sử dụng chống nắng hàng ngày để bảo vệ da. Khoảng cách giữa hai lần điều trị tối thiểu 6 tuần. Cần vài lần điều trị để thấy được hiệu quả rõ rệt.
3.5. Peel da
- Lột da bằng hóa chất thường được sử dụng cho trẻ hóa da. Sử dụng một hoặc nhiều các hợp chất lột hóa học cho da để loại bỏ và tái tạo một phần của biểu bị và hạ bị giúp giảm số lượng nếp nhăn và sắc tổ. Các hợp chất hóa học có thể khác nhau giúp tái tạo từ nông đến sâu.
- Phân loại cấp độ peel da dựa trên độ sâu thâm nhập qua da.
a. Rất nông (axit glycolic 30 - 50%, Dung dịch Jessner thoa 1-3 lớp, axit salicylic 25% thoa 1 lớp, resorcinol 20% thoa nhanh (5 - 10 phút), axit trichloroacetic (TCA) 10% thoa 1 lớp. Bong tróc lớp sừng, không có sự thay đổi bên dưới.
b. Nông (axit glycolic 50 - 70% thoa trong 3 - 10 phút; axit salicylic 25% thoa 4 – 10 lớp, axit pyruvic 40% thoa 4 - 5 lớp, dung dịch Jessner thoa trong 4 - 10 lớp: resorcinol 40% bôi trong 30 - 60 phút, TCA 20%), tác động một phần lớp thượng bì.
c.Trung bình (TCA 35 %, pyruvic acid 50 - 60 % thoa nhiều lớp, TCA kết hợp (glycolic acid 70%+ TCA 35 %, Jessner solution + TCA 35 %, salicylic acid + TCA 35 %), tác động lên thượng bị và bì nhú.
d. Sâu (TCA 50 %, phenol), tác động lên lớp thượng bị, bì nhú, bì lưới.
=> Peel rất nông và nông tác động nhẹ trong phạm vi lớp thượng bị nên giảm nguy cơ kích ứng. Vì vùng da mắt rất mỏng nên chỉ tiến hành peel nông cho vùng này.
=> Đánh giá trước peel:
- Tuổi, giới tính
- Phân loại da: da dày và da dầu có khả năng chống bong tróc cao hơn và có thể cần nồng độ cao hơn. Type da IV - VI của fitzpatrick không được khuyến khích cho việc lột da từ trung bình đến sâu vì nguy cơ cao mắc chứng rối loạn sắc tố da.
- Các dấu hiệu lão hóa
- Các rối loạn về tâm lý: không nên điều trị
- Tiền căn sẹo lồi: không nên peel sâu
- Tiền căn viêm da dị ứng, viêm da tiết bã nhờn, bệnh vảy nến, viêm da tiếp xúc hoặc bệnh trứng cá đỏ phải cẩn trọng khả năng bùng phát sau peel
- Điều trị hiện tại: uống isotretinoin, bức xạ hoặc tái tạo bề mặt da bằng laser, và thuốc cảng quang cũng nên đánh giá cẩn thận để tránh sẹo hoặc chậm lành thương
- Tiền sử HSV nên được điều trị bằng thuốc kháng vi - rút từ giai đoạn trước cho đến khi hoàn thành tái tạo đã
3.6. RF (radio frequency)
- Tần số vô tuyến (RF) được sử dụng dự vào khả năng sóng điện tử tại tần số vô tuyến có thể tạo ra nhiệt, tăng sinh collagen, ứng dụng trong điều trị da chảy xệ. Nếu điều trị RF để phá hủy mô thì được gọi là “RF xâm lấn". Nếu không phá hủy mô thì được gọi là "RF không xâm lấn"
- Nhiệt gây ra bởi sóng RF truyền từ bề mặt da đến lớp hạ bị tạo ra nhiệt độ thay đổi từ 30 đến 35°C ở bề mặt và từ 60 đến 65°C ở 9 mm. Sự gia tăng nhiệt độ gây ra tăng lưu lượng mẫu qua các mạch, dẫn đến thoát nước trong mô mỡ. Ngoài ra, nhiệt tạo ra bởi sự gia tăng nhiệt độ này làm co lại các sợi collagen, tạo ra hiệu ứng tái tạo collagen mới. Nhiệt RF tạo ra các protein nhiệt, kích thích tế bảo lympho T và bạch cầu đơn nhân để sản xuất cytokine và yếu tố tăng trưởng nguyên bảo sợi I, lần lượt kích thích các nguyên bào sợi tạo ra collagen và thu nhỏ tuyến bã.
3.7. Mesotherapy
- Mesotherapy là một kỹ thuật được sử dụng để trẻ hóa và làm săn chắc da bằng cách tiêm vào lớp hạ bị các sản phẩm tương thích sinh học và có thể hấp thu
- Mục tiêu của kỹ thuật này là tăng khả năng sinh tổng hợp của nguyên bào sợi, tạo điều kiện tương tác giữa các tế bào, tăng sinh collagen, elastin và sản xuất acid hyaluronic (HA), Hiệu quá cuối cùng mong muốn là làn da săn chắc, tươi sáng và đủ ẩm
3.8. Laser
- Chỉ định. Trẻ hóa. Loại bỏ sắc tố tổn thương mạch máu, quầng thâm, xanthelain và các khối u. Tùy vào từng chi định khác nhau mà chúng ta sử dụng các loại laser khác nhau:
- Nguyên lý hoạt động. Sử dụng tia laser dựa trên khái niệm quang nhiệt chọn lọc. Về cơ bản, quá trình quang nhiệt có chọn lọc cần các cấu trúc hấp thụ ưu tiên một màu sắc đặc biệt của ánh sáng, cấu trúc này được gọi là chesinicanbone như melanin, hemoglobin, và nước
- Các vấn đề về sắc tố quanh vùng mắt như: tàn nhang, bớt caphe sửa, nevus Ota, xăm….. có thể được điều trị với các loại laser như ruby, alexamine, diod, (Nd; YAG).
- Các vấn đề về mạch máu như dãn mạch, ban xuất huyết... được điều trị hiệu quả bằng laser. đặc biệt là laser nhuộm xung (TDL) hoặc laser KTP.
- Các vấn đề về u lành da như nốt ruồi, u tuyến mồ hôi, ban vàng mi mắt... được điều trị bằng laser CO₂
3.9. PRP
- Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) gồm tiểu cầu của bản thân người bệnh chứa trong một lượng nhỏ thể tích của huyết tương. Tiểu cầu có thể được ví như tế bào sản xuất, lưu trữ và cuối cùng là giải phóng nhiều yếu tố tăng trưởng có khả năng kích thích sự gia tăng của tế bảo gốc và sự sao chép tế bảo trung mô, nguyên bào sợi, nguyên bảo xương, và các tế bào nội mô. Các yếu tố tăng trưởng tiết ra bắt đầu trong vòng 10 phút sau khi đông máu, và hơn 95% các yếu tố tăng trưởng được tiết ra trong vòng 1 giờ.
- Trong quá trình lão hóa theo thời gian, các nguyên bào sợi ở da đóng vai trò quan trọng, nhờ vào sự tương tác với tế bào sừng, tể bào mở và tế bào mast. Bên cạnh đó, chúng còn là nguồn sản xuất ngoại bào, protein, glycoprotein, và các cytokine khác nhau giúp duy trì tính toàn vẹn của da
- PRP được ứng dụng để làm căng vùng quanh mắt, cải thiện nếp nhăn, phục hồi độ ẩm cho da
- Quy trình:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi lấy máu.
Bước 2: Lấy mẫu vào ống quay ly tâm.
Bước 3: Quay ly tâm 1 lần và tách PRP.
Bước 4: Hoạt hóa PRP.
Tiêm PRP quanh vùng mắt, hoặc kết hợp với các quy trình thẩm mỹ khác như laser fractional hoặc cấy mỡ vùng mặt
3.10. Cấy chỉ
- Nâng cơ mặt bằng chỉ gai là kỹ thuật phẫu thuật xâm lấn tối thiểu để trẻ hóa khuôn mặt Điều trị bằng chỉ giúp thời gian nghỉ dưỡng ngắn hơn, hiệu quả thấy rõ ngay sau khi làm thủ thuật, tuy nhiên cần có sự lặp lại. Cấy chỉ vùng mắt giúp nâng cung mày.
- Quy trình: gây tê tại chỗ. Để nâng chân mày và mặt giữa - mặt dưới, cần rạch các vết từ 3 đến 4 mm để đưa chỉ vào phía sau chân tóc trán và thái dương. Nếu đi đúng lớp dưới da thì bệnh nhân tương đối dễ chịu. Nếu chỉ đi nông sẽ bị thấy rõ bằng mắt thường, còn nếu đi sâu tới cân cơ hoặc trên mảng xương thì bệnh nhân sẽ thấy đau. Chỉ thừa sẽ được cắt bỏ và cố định.
- Chống chỉ định:
+ Mụn trứng cá cấp tính hoặc bệnh ngoài da
+ Nhiễm trùng toàn thân
+ Tiền sử dị ứng
+ Điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch
+ Đang điều trị ung thư và bệnh lý về gan
+ Tăng huyết áp hoặc sử dụng thuốc chống đông máu
- Ứng dụng đèn LED trong điều trị bệnh lý về da
- CORTICOIDS CON DAO HAI LƯỠI ĐỐI VỚI LÀN DA
- ĐIỀU TRỊ QUẦNG TH M DƯỚI MẮT DO NHIỀU NGUYÊN NH N KHÁC NHAU
- Liệu Pháp Bổ Trợ Proteoglycan Trong Điều Trị Rụng Tóc
- Rụng tóc - Câu chuyện dài…
- ELASTIN LÀ GÌ?
- CÁC LỰA CHỌN ĐIỀU TRỊ QUẦNG TH M MẮT ( PHẦN 2)
- DẤU HIỆU – TRIỆU CHỨNG PHỔ BIẾN CỦA BỆNH VẢY NẾN
- VIÊM DA CƠ ĐỒNG MẮC VẢY NẾN: BÁO CÁO CA BỆNH
- Thẩm mỹ không xâm lấn và những điều cần biết
- Các Phương Pháp Cung Cấp Dưỡng Chất Cho Da
- Điều Trị Mụn Bằng Phương Pháp Không Dùng Thuốc Sẽ Như Thế Nào?