PHÒNG KHÁM MINH PHÚC, 74 Bắc Hải, Phường 6, Q. Tân Bình, Hồ Chí Minh, Ho Chi Minh, 70000, VN. 0988705868

Chăm Sóc Da Quan Trọng Ra Sao?

Gương mặt là nơi đại diện để thấy rõ ràng nhất để thấy được tuổi tác và sức khoẻ của mỗi người, nhất là phụ nữ thì gương mặt sẽ là nơi thể hiện cả về tuổi trẻ và tinh thần. Cùng Phòng Khám Minh Phúc tìm hiểu nhé!

 

1. Tầm Quan Trọng Của Việc Chăm Sóc Da

 

Không có phần cơ thể nào khác cho ta thấy được quá khử của người đó thuyết phục hơn là nhìn vào gương mặt. Các nếp nhăn xuất hiện đầu tiên sẽ là ở vùng mặt. Do vậy gương mặt là một chỉ dấu của tuổi già và phong cách sống của người đó. Màu sắc và độ sáng của làn da đóng vai trò như một dấu hiệu của sức khỏe tổng thể và đời sống tinh thần. Kem dưỡng ẩm có thể cải thiện vẻ ngoài của làn da và do đó nó là loại dược mỹ phẩm có vai trò quan trọng.

 

 

Da mặt hiếm khi được bảo về cẩn thận và do đó chịu tác động của nhiều tác nhân từ môi trưởng như ánh sáng, khói bụi…. Đây là vùng chịu phơi bày ánh sáng nhiều nhất, và nhận một lượng lớn bức xạ tia UV. Tỉ lệ ung thư tế bảo hắc tố (melanoma) là cao nhất ở vùng mặt ở những người trên 50 tuổi. Cho thấy tác động khi tiếp xúc lâu dài với tia UV. Việc bảo vệ da dưới tác động của ánh sáng mặt trời là hết sức quan trọng và xu hướng hiện nay bắt buộc sử dụng kem chống nắng có thành phần chống lại tia UVA và UVB kết hợp thêm các hoạt chất dưỡng ẩm.

 

Làn da mặt rất đặc biệt. Nó chứa rất nhiều tuyến mồ hôi và lớp trung bì khá mỏng. Nó cũng chứa rất nhiều tuyến bã nhờn, khoảng 400-900 tuyển trên mỗi cm2. Da mặt chứa rất nhiều đầu tận thần kinh cảm giác và do đó nhạy cảm hơn hầu hết các vùng da khác của cơ thể. Làn da mặt còn có chức năng cho các biểu cảm tinh tế của khuôn mặt và việc phát âm. Trong tất cả các vùng của cơ thể, da mặt có mức độ hấp thụ nước cao nhất.

 

>> Xem Thêm: Trẻ Hóa Vùng Mắt

 

2. Tại sao lại cần cấp nước ( ẩm ) cho da

 

Da khô sờ vào thấy khô ráp, thậm chí tróc vảy đó là do sự mất cân bằng độ ẩm ở da, nguyên nhân là do lớp thượng bị của da bị mất nước quá nhiều. Như chúng ta đã biết lớp ngoài cùng của da là lớp sừng, đây là những tế bào đã được keratin sừng hoá nhưng trong đó có những phân tử lipid liên bào, nhờ lớp này mà gần như không thấm nước, ngăn nước thoát ra khỏi các tế bào cũng như bảo vệ, ngăn chặn các phân tử có hại từ môi trường xâm nhập vào bên trong.

 

Lớp tế bảo sừng này cũng được gọi là lớp tế bào chết do các tế bào từ lớp đáy phát triển lên đến vùng này không còn nhân mà chỉ chứa đầy keratin. Các tế bào sừng ở lớp ngoài cùng còn da sẽ bong tróc đi theo thời gian. Và được thay thế bởi các tế bào sừng mới từ lớp đáy phát triển lên, nhờ đó liên tục duy trì một hàng rào bảo vệ da. Thời gian trung bình cho chu trình phát triển tế bào ở lớp thượng bị này là 26 - 42 ngày. Tuy nhiên, quá trình trưởng thành và biệt hóa tế bào da là một sự cân bằng mong manh và dễ bị phá vỡ. Nếu hàm lượng nước trong lớp cùng giảm dưới 20% trong một thời gian dài, các enzym tham gia vào quá trình bong tróc tế bào chết không thể hoạt động, và chu trình biệt hóa tế bào ở thượng bì da sẽ trở nên bất thường.

 

 

Có rất nhiều chức năng còn hàng rào bảo về da (hay có thể gọi là hàng rào bảo vệ ở thượng bi da)

  • Duy trì hàm lượng nước trong da khoảng 20 – 35%
  • Giới hạn sự mất nước qua thượng bì da
  • Duy trì cân bằng nội môi trong lớp thượng bì
  • Duy trì sự tổng hợp các loại lipid cần thiết
  • Cho phép các tế bào sừng bong tróc một cách trình tự.

 

Như vậy khi xảy ra sự mất cân bằng ở một trong các chức năng này tức là hàng rào bảo vệ da đã bị tổn thương và gây khô da. Ví dụ: Khi có một tác nhân khiến cho lượng nước trong da ít đi (chẳng bạn như uống quá ít nước và nhiệt độ ngoài trời quá cao), các dấu hiệu lâm sàng của khô da sẽ xuất hiện. Độ ẩm trong lớp sừng cũng là một yếu tố quan trọng điều chỉnh hoạt động của các enzym làm bong tróc da chết, cụ thể là enzym chymotryptic (SCCE).

Khi da quá khô, các enzym này hoạt động không bình thường, sự bong tróc không còn "trật tự" nữa mà da bắt đầu tróc ra từng mảng lớn, tạo nên hình ảnh "bong tróc vảy sừng" thường thấy trong các tình trạng da khô. Một số trường hợp có da mặt nhìn nhiều khiến ta lầm tưởng rằng da bệnh nhân dư độ ẩm. Nhưng thật ra chất nhờn này do các tuyến bã ở da tiết ra do cơ chế phản ứng thuận còn da của bệnh nhân vẫn có thể không đủ lượng nước. Bệnh nhân có thể có cảm giác khô, rát, ngứa ở da, khi sờ lên da thấy thô ráp, không đều, cảm giác các tế bào chết bong tróc như bụi cát, khi quan sát có thể thấy các mảng đã bong tróc, mẩn đỏ, vết nứt da, lên mụn ...

 

>> Xem Thêm: Bệnh Viêm Da Cơ Địa Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì?

 

3. Dưỡng ẩm da mặt thế nào?

 

Mục tiêu sinh lý của việc dưỡng ẩm cho da mặt là khôi phục độ đàn hồi và dẻo dai của lớp tế bào sừng, từ đó chức năng hàng rào bảo vệ da được phục hồi. Việc tăng cường độ ẩm ở lớp tế bào sừng cho phép các enzym bong tróc hoạt động bình thường trở lại và phục hồi chu trình phát triển đổi mới tế bào tự nhiên ở da nên sẽ không còn tình trạng bong tróc. Tác giả Kligman và Leyden đã định nghĩa chất dưỡng ẩm là “dưỡng chất hoặc sản phẩm thoa tại chỗ giúp khắc phục các dấu hiệu và triệu chứng của khô da “. 

 

Ngoài ra, mục tiêu thẩm mỹ của việc dưỡng ẩm là đạt được làn da mềm mại, mịn màng, sáng sủa, khỏe mạnh theo đánh giá của người dùng. Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm da mặt cũng giúp giảm thiểu và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa da, đặc biệt khi kết hợp với kem chống nắng phổ rộng vào ban ngày.

 

 

Da mặt là vùng da tương đối nhạy cảm, do đó ngoài việc chất dưỡng ẩm phải có hiệu quả thẩm mỹ và sinh lý cao, còn phải mang lại cảm giác dễ chịu và tự nhiên nhất cho người sử dụng

 

Các hoạt chất dưỡng ẩm thường được phân thành 4 loại chính như sau:

  • Humectants ( chất hút ẩm): vd như glycerin, sẽ hút và giữ nước, để tạo độ ẩm cho da
  • Emollients (chất làm mềm): vd: lipid hoặc dầu, làm tăng độ mịn màng và đàn hồi cho làn da, làm dịu cho da
  • Occlusive (chất giữ ẩm): tạo một hàng rào không thấm nước để tránh nước thất thoát ra khỏi da
  • Emulsifier (Chất nhũ tương hóa): giúp hòa trộn các chất không tan với nhau, đây là thành phần quan trọng để hòa trộn các hợp chất có tính dầu và nước trong các công thức kem dưỡng ẩm

 

>> Xem Thêm: 4 Lợi Ích Của Phương Pháp Mesotheraphy Trong Diều Thị Nám Da

 

Ngoài ra còn có: chất bảo quản giúp ngăn ngừa sự phân hủy sớm của các thành phần, dầu thơm giúp tăng giá trị thẩm mỹ và che đi mùi của các thành phần công thức.

 

Các thành phần này tạo nên công thức cơ bản của bất kỳ loại kem dưỡng ẩm nào. Một loại kem dưỡng ẩm có hiệu quả cho da mặt sẽ giúp da ngừng bong tróc, duy trì chức năng sinh lý khỏe mạnh, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn thẩm mỹ. Do vậy để có được một công thức kem dưỡng ẩm đạt hiệu quả đó là sự nghiên cứu khoa học dày công.

 

BS. Hương Giang

Tham khảo từ nhiều nguồn.

Copyright © PHÒNG KHÁM MINH PHÚC
Online: 17 | Tổng truy cập: 410581
ĐẶT LỊCH KHÁM
zalo 0988705868
zalo
Messenger
https://www.facebook.com/Ph%C3%B2ng-kh%C3%A1m-chuy%C3%AAn-khoa-Minh-Ph%C3%BAc-112680988232328/