Tắm lá, bé trai bong tróc toàn bộ da mặt và đầu
Bệnh nhi 8 tháng tuổi bị viêm da cơ địa nặng song không được điều trị, chăm sóc đúng cách, tắm nhiều loại lá, khiến da mặt và đầu bong tróc.
Trẻ khởi phát bệnh từ một tháng tuổi, biểu hiện xuất hiện các dát đỏ, sẩn, mụn nước ở hai má, thân mình, đi khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương chẩn đoán viêm da cơ địa, dùng thuốc bôi, dưỡng ẩm, tổn thương đỡ.
Tuy nhiên, khi ra viện, trẻ không được duy trì dưỡng ẩm thường xuyên, tổn thương nặng dần lên, ở nhà có tắm lá nhiều loại. Đợt này, khi tái khám, trẻ có tổn thương nặng hơn, dát đỏ, khô da nhiều, lan rộng ra tay chân thân mình kèm mảng vảy dày, vảy tiết, nứt da vùng đầu.
Sau 4 ngày điều trị, các tổn thương khô, không chảy dịch để lại dát thâm, các mảng vảy dày vùng da đầu đã bong.
Viêm da cơ địa, còn gọi bệnh chàm thể tạng (eczema), là một bệnh viêm da tái phát, mạn tính, chủ yếu gặp ở trẻ em và có liên quan tới cơ địa dị ứng.
Bình thường da có một lớp màng bảo vệ, giúp ngăn nước trong da không bị bốc hơi và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Tuy nhiên, ở người viêm da cơ địa, lớp màng bảo vệ bị tổn thương, da bị khô, mất nước, các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập và làm xuất hiện các nốt mẩn đỏ, mụn nước ngứa ngáy trên da.
Bệnh viêm da cơ địa thường xuất hiện khá sớm, có tới 60% trẻ viêm da cơ địa phát bệnh trong năm đầu đời, 30% trong 5 năm đầu và chỉ có 10% phát bệnh sau 5 tuổi. Thông thường, 90% bệnh ổn định sau hai tuổi, 10% chuyển thành viêm da cơ địa ở trẻ lớn. Tuy nhiên, một số trường hợp viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần cho tới khi trưởng thành gây nhiều bất tiện và ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Bệnh lý này không gây nguy hiểm tính mạng, tuy nhiên nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, có thể dẫn đến các biến chứng như bội nhiễm vi khuẩn, chốc hóa; nhiễm virus như eczema herpeticum, eczema Coxsackie; sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ; ngứa nhiều ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
Bác sĩ khuyến cáo khi nghi bị viêm da cơ địa, trẻ cần đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị đúng, kịp thời, tránh biến chứng. Người bệnh hoặc người nhà của bệnh nhân không nên tự chẩn đoán, tự mua thuốc điều trị hoặc tắm lá, sẽ làm cho bệnh nặng hơn.
Nguồn: Vnexpess, nhiều nguồn
- XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN SÁN LÁ GAN LỚN (FASCIOLA SPP.)
- Nhận biết 4 dấu hiệu có thể bạn đã bị giun đũa chó? Cách điều trị thế nào?
- HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH IBS VỚI KÝ SINH TRÙNG
- Ấu trùng Giun đầu gai Gnathostoma spp. ký sinh ở da và phủ tạng cơ thể
- Lỡ Thời Gian Vàng Trị Viêm Gan Do Tự Dùng Thuốc Nam
- Mắc ung thư do tự bỏ điều trị viêm gan B
- 5 LỢI ÍCH CHỈ CÓ KHI BẠN KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ
- Biến Chứng Do Tiêm Filler Tại Những Cơ Sở Ma
- Ưu Và Nhược Điểm Sử Dụng Dao Siêu Âm Harmonic Nâng Ngực
- Hỏng Mặt Sau Lột Da
- Chăm Sóc Da Quan Trọng Ra Sao?
- 5 Căn Bệnh Dễ Mắc Vào Mùa Mưa