Những sai phạm trong việc sử dụng liệu pháp tiêm chất làm đầy “filler” dẫn đến biến chứng nặng nề cho bệnh nhân, thậm chí gây tử vong.
Trong thời gian gần đây, con số thống kê về biến chứng do tiêm filler đang có xu hướng tăng dần về số lượng cũng như để lại biến chứng nặng. Điểm lại một vài trường hợp gần đây được nhiều người quan tâm.
1. Ngày 28/6, Công An TP HCM cung cấp thôgn tin về cô gái 27 tuổi, tử vong khi nâng ngực tại khách sạng trên đường Lê Hồng Phong, quận 10. Sau khi tiêm dung dịch nâng ngực (filler), nạn nhân có dấu hiệu sùi bọt mép, mạch và huyết áp bằng không, nghi do sốc thuốc. Bệnh nhân được cấp cứu tại Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh song không qua khỏi.
2. Sau 4 năm nâng ngực tại spa, người phụ nữ 32 tuổi thấy đau nhiều, bác sĩ phát hiện tổ chức tuyến vú có các ổ viêm, nghi là silicone.
Ngày 14/6, tiến sĩ – bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Viện Bỏng Quốc Gia Lê Hữu Trác, cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ngực đau đớn, khó chịu.
Chị cho biết 4 năm trước có tiêm filler nâng ngực tại spa, mỗi bên tiêm 100ml với chi phí 40 triệu đồng. Khi tiêm xong, bệnh nhân bị đau tại vùng tiêm, sau đó ngực ngày càng chảy xệ. Gần đây, tình trạng đau nhiều hơn nên chị mới đi khám.
Bác sĩ Tuấn siêu âm tổ chức tuyến vú có các ổ viêm, nhận định bệnh nhân bị tiêm silicone, gây biến chứng nguy hiểm. Khi tiêm vào cơ thể, silicone không khu trú tại một vị trí mà len lỏi vào các tổ chức mô, cơ quan, gây tắc mạch, nhiễm trùng và ảnh hưởng tới tuyến sữa, lâu dần phá hủy thành ngực.
3. Trường hợp gần đây nhất, thanh niên 21 tuổi, tiêm filler nâng mũi phong thủy tại cơ sở bán xôi và bánh mì, 5 phút sau đau đầu kèm nôn ói, đau mắt phải, nhìn mờ.
Bệnh nhân vào cấp cứu tại Bệnh viện Nhân Dân 115, sau đó chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp tục điều trị. Ngày 21/7, Thanh Tra Sở Y Tế TP HCM cho biết đã phối hợp đại phương kiểm tra, xác minh tại cơ sở tiêm cho bệnh nhân ở quận 10. Filler được một người phụ nữ mua trên mạng với giá 300.000 đồng và tiêm cho chàng trai. Cơ sở treo biển kinh doanh bánh mì, xôi mặn và có khu nhà trọ sinh viên thuê, không có hồ sơ pháp lý liên quan đến hoạt động khám chữa bệnh.
Làm đẹp là nhu cầu tất yếu của tất cả mọi người, nhưng phải làm đẹp có kiến thức khoa học, ít nhất chúng ta nên biết và tuân thủ những qui tắc trong ứng dụng tiêm “ Filler” của bộ Y Tế và những cảnh báo của “FDA trong làm đẹp, nhằm hạn chế rủi ro thấp nhất.
- FDA khuyến cáo không tiêm filler vào ngực, mông hoặc khoảng trống giữa các cơ để tạo đường nét hoặc cải thiện cơ thể trên quy mô lớn. Bởi điều này dễ dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng, bao gồm tình trạng đau kéo dài, để lại sẹo, nhiễm trùng, biến dạng vĩnh viễn, thậm chí tử vong.
- Không sử dụng các thiết bị bơm tiêm không có kim tiêm để đưa filler vào da. Các thiết bị này thường sử dụng áp suất cao, khó kiểm soát vị trí của chất làm đầy khi được đưa vào da và gây ra các vết thương nghiêm trọng. Thậm chí, trong một số trường hợp còn gây ra các tổn thương vĩnh viễn cho da, môi, mắt.
- Không tự ý mua và sử dụng các chất làm đầy được bán trực tiếp bên ngoài. Filler dạng này không được kiểm định chặt chẽ, có khả năng bị nhiễm hóa chất hợc các virus gây bệnh.
- Khi tiêm vào mạch máu, động mạch, có thể gây tắc mạch và hoại tử mô xung quanh vùng ngực. Nguy cơ thuyên tắc mạch phổi, phù phổi cấp, suy hô hấp, tử vong nhanh chóng nếu tiêm vào tĩnh mạch.
- Đặc biệt kỹ thuật này đòi hỏi được thực hiện bởi các bác sĩ đào tạo bài bản tại cơ sở thẩm mỹ có trang thiết bị y tế đảm bảo vô trùng. Nếu người tiêm không được đào tạo chũng nhu không tuân thủ nguyên tắc chuyên môn. Có thể gây tai biến cho người sử dụng.
Do đó, chúng ta trước khi quyết định áp dụng liệu pháp tiêm “filler” để làm đẹp, có quyền được biết chất đưa vào cơ thể mình là gì? Mức độ rủi ro ra sao? Và phải là bác sĩ là người thực hiện tiêm - tuân thủ những qui tắc trên. Cần “chọn mặt gửi vàng” tại những cơ sở được cấp phép thực hiện thực hiện các liệu pháp thẩm mỹ, không nghe theo quảng cáo – bảng hiệu vô căn cứ, người nổi tiếng, người quen giới thiệu, các bảng hiệu. Để chúng ta vừa đẹp – vừa khỏe mọi người nhé !
Nguồn tham khảo: báo Vnexpress, báo Tuổi trẻ.
- XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN SÁN LÁ GAN LỚN (FASCIOLA SPP.)
- Nhận biết 4 dấu hiệu có thể bạn đã bị giun đũa chó? Cách điều trị thế nào?
- HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH IBS VỚI KÝ SINH TRÙNG
- Ấu trùng Giun đầu gai Gnathostoma spp. ký sinh ở da và phủ tạng cơ thể
- Lỡ Thời Gian Vàng Trị Viêm Gan Do Tự Dùng Thuốc Nam
- Mắc ung thư do tự bỏ điều trị viêm gan B
- 5 LỢI ÍCH CHỈ CÓ KHI BẠN KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ
- Tắm Lá Làm Viêm Da Cơ Địa Nặng Hơn
- Ưu Và Nhược Điểm Sử Dụng Dao Siêu Âm Harmonic Nâng Ngực
- Hỏng Mặt Sau Lột Da
- Chăm Sóc Da Quan Trọng Ra Sao?
- 5 Căn Bệnh Dễ Mắc Vào Mùa Mưa