Mụn trứng cá là bệnh lý viêm mạn tính của đơn vị nang lông và tuyến bã. Độ tuổi gặp phải mụn trứng cá nhiều nhất là từ 18-25 tuổi trong đó có tới 30 - 40% là phải điều trị nghiêm túc.
- Mụn trứng cá gây tổn thương về mặt thẩm mỹ, ảnh hưởng tới tâm lý, kém tự tin khi giao tiếp từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống của người bị mụn.
- Việc điều trị mụn trứng cá trước nay vẫn là kết hợp thuốc uống và bôi ngoài da đem lại hiệu quả tốt. Bên cạnh đó, các sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da cũng thường được phối hợp để giảm thiểu tác dụng phụ như khô da, kích ứng da, nhạy cảm ánh sáng. Mặt khác hiện này các phương pháp điều trị hỗ trợ cho hiệu quả cao như đèn LED, ánh sáng xung cực mạnh IPL, thay da bằng hoá chất là những phương pháp phối hợp hoặc thay thế cho dùng thuốc trong trường hợp không thể uống thuốc hoặc đang mang thai.
>> Xem thêm: Tác Dụng Của Đèn Ánh Sáng Sinh Học Led
1. LED trong điều trị mụn
Ánh sáng xanh
- Ánh sáng xanh, bước sóng 420 nm thường được sử dụng để điều trị mụn trứng cá.
- Ánh sáng vàng, bước sóng 590 nm thường để trẻ hoá da
Ánh sáng đỏ
- Ánh sáng đỏ thường có bước sóng 650*660 nm, điều trị dày sừng ánh sáng hoặc tổn thương có nguy cơ ung thư hoá.
-
Cơ chế tác động của đèn LED là:
Vi khuẩn sinh mụn có khả năng sinh ra porphyrin nội sinh và chuyển hoá thành coprpporphyein III, dưới tác dụng của ánh sáng xanh sẽ giúp diệt khuẩn, và chỉ tác động lên vi khuẩn và không gây tổn thương mô xung quanh.
>> Xem thêm: Hiệu Quả Lăn Kim Trong Điều Trị Lỗ Chân Lông To
2. Thay da bằng hoá chất trong điều trị mụn
- Thay da bằng hoá chất là phương pháp tác động sử dụng các hoá chất có tính gây bong lột để thay mới bề mặt da nhằm đạt công dụng trẻ hoá da, điều trị mụn và tăng tính thấm của thuốc qua da.
- Có nhiều loại hóa chất điều trị được sử dụng trong thay da có thể được liệt kê như: Acid salicylic, acid glycolic, acid trichloracetic, acid lactic, acid madelic, phenol…Trong điều trị mụn thi hoạt chất thường sử dụng thuộc nhóm Alpha-hydroxy acid (AHA) và nhóm Beta-Hydroxy acid (BHA).
- Cơ chế tác động là giảm tiết bã nhờn, tiêu sừng, kháng khuẩn, kháng viêm và làm tăng tính thấm của thuốc giúp tăng hiệu quả của các thuốc bôi tại chỗ trong điều trị mụn.
Bác Sĩ Lê Thị Hương Giang
Nguồn: Bài giảng Ths. BSCKII Võ Nguyễn Thuý Anh – ĐH Y Phạm Ngọc Thạch
- Ứng dụng đèn LED trong điều trị bệnh lý về da
- CORTICOIDS CON DAO HAI LƯỠI ĐỐI VỚI LÀN DA
- ĐIỀU TRỊ QUẦNG TH M DƯỚI MẮT DO NHIỀU NGUYÊN NH N KHÁC NHAU
- Liệu Pháp Bổ Trợ Proteoglycan Trong Điều Trị Rụng Tóc
- Rụng tóc - Câu chuyện dài…
- ELASTIN LÀ GÌ?
- CÁC LỰA CHỌN ĐIỀU TRỊ QUẦNG TH M MẮT ( PHẦN 2)
- DẤU HIỆU – TRIỆU CHỨNG PHỔ BIẾN CỦA BỆNH VẢY NẾN
- VIÊM DA CƠ ĐỒNG MẮC VẢY NẾN: BÁO CÁO CA BỆNH
- Thẩm mỹ không xâm lấn và những điều cần biết
- Trẻ Hóa Vùng Mắt Chuyên Sâu
- Các Phương Pháp Cung Cấp Dưỡng Chất Cho Da