PHÒNG KHÁM MINH PHÚC, 74 Bắc Hải, Phường 6, Q. Tân Bình, Hồ Chí Minh, Ho Chi Minh, 70000, VN. 0988705868

Các Hoạt Chất Cung Cấp Nước Cho Làn Da

Chất dưỡng ẩm dành cho da mặt thường ở dạng nhũ tương dầu trong nước, với dạng này thì dã thấy “ dễ thở” và cũng như các hoạt chất dễ dàng thấm sâu dưới da.

 

Các chất dưỡng ẩm do mỗi nhà sản xuất đưa ra đều khác nhau. Mỗi nhà nghiên cứu họ đều có thể điều chỉnh tốc độ hấp thụ sản phẩm vào da từ chấm đến nhanh tuỳ theo độ nhớt hay độ đậm đặc của sản phẩm. Chính công thức của mỗi nhà sản xuất sẽ quyết định độ ưa thích sản phẩm của khách hàng, sản phẩm có đạt được kỳ vọng về chăm sóc, thẩm da hay không.

 

Ban ngày thường sẽ là dạng kem lỏng, giúp hấp thu nhanh, ít bết dính nhưng để chống lão hoá, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất nhưng chậm từ từ trong thời gian dài của giấc đêm thì lại dạng kem. Như vậy tỉ lệ dưỡng chất cùng với tỉ lệ dầu và nước ( nhũ tương) sẽ giúp sản phẩm đạt hiệu quả cáo và có tính thẩm mỹ tốt

 

 

1. Chức năng của các hoạt chất trong thành phần dưỡng ẩm

 

Như chúng ta đã biết có 4 nhóm chất cấu thành nên kem dưỡng ẩm. Dưới đây Phòng Khám Minh Phúc sẽ giúp khách hàng hiểu tại sao cần có nhóm chất đó và nhóm chất đó thường là những loại nào.

 

1.1. Chất hút ẩm (humectants)

 

Chất hút ẩm là chất quan trọng để dưỡng ẩm chính cho da, giúp giữ cho nồng độ ẩm trong lớp sừng của da luôn được duy trì tốt. Các chất hút ẩm nội sinh trong da (ví dụ như hyaluronic acid) có thể được tìm thấy ở lớp trung bì. Tuy nhiên các chất hút ẩm ngoại sinh trong sản phẩm dưỡng có thể được thoa bên ngoài da cũng cho tác dụng rất tốt. Có thể bù đắp cho những làn da khô, thiếu nước, thiếu ẩm, chức năng sản sinh HA nội sinh suy giảm.

 

>> Xem Thêm: Tầm Quan Trong Của Việc Chăm Sóc Da

 

Chất hút ẩm là các hợp chất hữu cơ tan trong nước và có thể thu hút một lượng lớn các phân từ nước. Glycerin, sorbitol, urea, natri lactate..là các ví dụ về chất hút ẩm bôi ngoài da. Glycerin, hay còn gọi là glycerol, là một trong những hợp chất phổ biến nhất trong các công thức thành phần mỹ phẩm vì có nhiều công dụng. Cấu trúc hóa học  của Glycerin giúp phát huy được tác dụng hút nước rất tốt và sử dụng được cho cả da và tóc. Glycerin cũng có thể được sử dụng trong rất nhiều dạng sản phẩm từ dạng vi nhũ tương cho đến dạng kem tự do, mà vẫn duy trì được sự ổn định theo thời gian.  Glycerin giúp đảm bảo tính đồng nhất và ổn định vi sinh của sản phẩm, giảm thiểu tối đa các phản ứng dị ứng và hiếm thấy có báo cáo về tác dụng phụ

 

 

Glycerin ngoài đặc tính hút ẩm thì còn có công dụng khác như: Glycerin có khả năng phục hồi độ mềm mại của da mà không cần tăng giữ nước, đặc tính này được chứng minh khi sử dụng glycerin trong quá trình bảo quản lạnh da, mô, tế bào hồng cầu (do nước bị đóng băng sẽ làm hỏng mô). Người ta nhận thấy glycerin làm tăng cường sự gắn kết của các phân tử lipid gian bào khi ở nồng độ cao trong sản phẩm, giúp duy trì cấu trúc và chức năng của da. Ngoài ra, glycerin đã được xác định là một chất tham gia vào quá trình bong tróc tự nhiên của da (quan trọng cho chu trình đổi mới tế bảo ở lớp thượng bì da) thông qua việc tăng cường tiêu hủy các desmosome.

 

Các glycerin sản xuất nội sinh còn thể hiện vai trò trong việc duy trì quá trình hydrate hóa ở lớp tế bào sừng và bảo vệ hàng rào thượng bì. Một nghiên cứu đã cho thấy, khi nồng độ glycerin giảm hơn 3 lần, sự hydrat hóa ở lớp tế bào sừng sẽ bị giảm và chức năng của hàng rào thượng bò sẽ bị suy yếu.

 

Glycerin có thể được coi là tiêu chuẩn vàng trong các thành phần dưỡng ẩm, do nó hoạt động với nhiều chức năng khác nhau và tác dụng phụ lại rất hiếm hầu như không có, khiến nó là một lựa chọn hàng đầu cho các sản phẩm kem dưỡng ẩm da mặt. Glycerin giúp tăng hiệu quả cho các sản phẩm dưỡng ẩm, không chỉ dưỡng ẩm da mà còn có khả năng tăng cường bảo vệ da, hỗ trợ cho các chu trình sinh lý của tế bào thượng bì da và duy trì chức năng hàng rào bảo vệ da.

 

>> Xem Thêm: Tái Sinh Làn Da - Trả Lại Tuổi Thanh Xuân Với Mesotheraphy

 

1.2. Chất giữ ẩm (occlusives)

 

Chất giữ ẩm hay còn gọi là chất gây bít tắc. Do vậy nếu không lựa chọn đúng sản phẩm có thể gây ra kết quả xấu hơn mong muốn.

 

Do các chất hút ẩm chỉ có tác dụng một phần, cần phải có thêm các chất giữ ẩm được sử dụng với vai trò bổ sung. Các chất giữ ẩm làm ức chế sự mất nước do bay hơi bằng cách hình thành một hàng rào kị nước trên lớp tế bào sừng và các vùng kẽ của nó, từ đó gây bít tắc sự thoát nước và giữ nước ở lại trong da. Ngoài ra một số hoạt chất còn có thêm tác dụng làm mềm da, ví dụ như behenyl alcohol.

 

 

Petrolatum và lanolin là 2 chất giữ ẩm phổ biến trong lịch sử, nhưng đang dần bị thay thế. Petrolatum là 1 chất gây bí tắc lỗ chân lông hiệu quả cao nhưng nó lại có tính thẩm mỹ kém, Lanolin không được khuyến khích sử dụng trong các sản phẩm dành cho da mặt vì nó có mùi và khả năng gây dị ứng cao. Các dẫn xuất mới từ silicone tổng hợp đã được sử dụng nhờ đặc tính gây bít tắc và giữ ẩm của chúng, và chúng nâng cao chất lượng thẩm mỹ cho sản phẩm do tạo cảm giác khô ráo không bị nhờn rít.

 

>> Xem Thêm: Bệnh Ngứa Da Do Giun Sán

 

1.3. Chất làm mềm (emollients)

 

Chất làm mềm là những chất có công dụng làm cho da trở nên mềm mại và mịn màng. Nó thường được cấu tạo bởi lipid và dầu. Lipid là những phân tử không phân cực và do đó chúng đẩy lùi các phân tử nước phân cực vào trong da, hạn chế sự di chuyển của nước ra môi trường ngoài. Loại lipid phổ biến nhất trong lớp tế bào sừng là ceramide, đặc biệt là ở màng ngoài tế bào. Ceramide chiếm 40% hàm lượng lipid của lớp sừng, phần còn lại gồm 25% là cholesterol, 10 – 15% là các acid béo tự do và một lượng nhỏ là triglyceride, stearyl ester và cholesterol sulfat. Các loại lipid này được tổng hợp ở vùng thượng bì, bao bọc trong các hạt lamellar, cuối cùng biệt hóa thành các màng đa lớp và tạo nên hàng rào giàu ceramide ở lớp sừng B

 

 

Mục đích của chất làm mềm là thay thế các lipid mà trong da không có sẵn ở vùng kẽ giữa các tế bảo sùng. Các lợi ích khác bao gồm làm mịn da, giảm khô ráp, thay đổi diện mạo của da, tạo sự thông thoáng, giảm mất nước qua thượng bì và tăng cường dưỡng ẩm cho da. Các hoạt chất làm mềm da có số lượng nhiều hơn gấp 2 lần các hoạt chất bít tắc và nhiều gấp 10 lần các hoạt chất hút ẩm. Điều này cho thấy các hoạt chất có khả năng làm mềm da rất nhiều và đa dạng.

 

>> Xem Thêm: Chuẩn Đoán Bệnh Viêm Gan Virus C

 

1.4. Chất tạo mùi (fragnance)

 

Tuy là một thành phần của kem dưỡng ẩm, chất tạo mùi lại thường được xem là chất có nguy cơ gây kích ứng tiềm ẩn cho da và không cần thiết. Tuy nhiên khoa học ngày càng có nhiều tiến bộ hỗ trợ cho việc sử dụng và đánh giá đúng đắn hơn về chất tạo mùi. Các quy trình chặt chẽ được thiết lập để đánh giá toàn diện về tác động của sản phẩm trên làn da con người.

 

Các chất tạo mùi trước tiên được thử nghiệm riêng trên 2 đối tượng da bình thường và da nhạy cảm. Sau đó các chất không gây kích ứng sẽ được lựa chọn sẽ để thử nghiệm trên cả 2 đối tượng này, để tìm nồng độ tối thiểu có tác dụng che giấu mùi của các thành phần khác. Chất tạo mùi giúp cải thiện về đặc tính thẩm mỹ của sản phẩm kem, tạo sự dễ chịu khi sử dụng và tăng khả năng tuân thủ điều trị của bệnh nhân, nhất là khi sử dụng trên vùng mặt.

 

>> Xem Thêm: Bệnh Nấm Ngoài Da

 

1.5. Chất bảo quản

 

Các chất bảo quản cũng phải có quy trình kiểm tra nghiêm ngặt tương tự như chất tạo mùi. Chất bảo quản phải đủ mạnh để ức chế hoàn toàn sự phát triển của vi khuẩn, nhưng không được gây mẫn cảm hoặc kích ứng da. Đây là một thành phần quan trọng trong kem dưỡng ẩm để giữ cho các thành phần lipid trong sản phẩm không bị hư hại. Tất cả các loại kem dưỡng ẩm đều có chất bảo quản nào đó, bởi vì thực sự không có sản phẩm nào là “không chứa chất bảo quản”.

 

Trên đây là tổng quan cấu tạo của một sản phẩm kem dưỡng ẩm để mỗi khách hàng đều có thể tự lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm an toàn, hiệu quả.

 

Copyright © PHÒNG KHÁM MINH PHÚC
Online: 22 | Tổng truy cập: 368442
ĐẶT LỊCH KHÁM
zalo 0988705868
zalo
Messenger
https://www.facebook.com/Ph%C3%B2ng-kh%C3%A1m-chuy%C3%AAn-khoa-Minh-Ph%C3%BAc-112680988232328/