Câu hỏi:
Thưa bác sĩ, em 30 tuổi, làm công nhân cao su ở Bình Phước. Em thường xuyên bị ngứa nổi mề đay toàn thân từng đợt rất khó chịu. Em đi xét nghiệm thì được trả kết quả là nhiễm giun lươn. Em rất thích ăn các món lươn. Bác sĩ cho em hỏi nhiễm giun lươn có phải do ăn lươn không? Bệnh này có thể trị khỏi hẳn không ạ?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi đây cũng là câu hỏi mà bác sĩ luôn nhận được khi bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm giun lươn thắc mắc.
1. Giun lươn là gì?
Giun lươn là một loài ký sinh có kích thước nhỏ, ký sinh ở ruột non của người. Hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng nếu có bệnh đi kèm như suy giảm miễn dịch đặc biết khi bệnh nhân được điều trị corticoid dài ngày. Giun lươn có giai đoạn ký sinh trong cơ thể người và giai đoạn sống tự do. Khi tồn tại trong cơ thể người thì giun lươn trưởng thành có hình dạng giống còn lươn, đuôi nhọn, miệng có 2 môi, thực quản hình ống ngoài ra còn có ấu trùng giun lươn ký sinh trong cơ thể người nữa.
2. Biểu hiện
Giun lươn Strongyloides khi xâm nhập vào trong cơ thể con người có thể nhiễm vào ruột, xuyên qua niêm mạc ruột, đi vào máu lúc này cơ thể nhận biết đây là kháng nguyên nên sẽ sinh ra kháng thể bảo vệ , kích hoạt cơ chế dị ứng để bảo vệ nên có thể bệnh nhân sẽ có ngứa da dị ứng. Ngoài ra, giun lươn có thể di chuyển đến phổi gây ho, áp xe phổi, điều trị kháng sinh không hiệu quả, lâu ngày có thể gây ung thư phổi. Giun lươn Strongyloides có thể di chuyển lên vòm họng, gây nhiều đởm ứ trong cổ họng. Sau đó tiến tới thực quản và trú ngụ thành cặp trong ruột để sinh sản. Giai đoạn này gây cho bệnh nhân đau bụng âm ỉ. Giun lươn có thể gây hoại tử ruột, di chuyển đến mắt gây tổn thương mắt, ảnh lớn đến sức khỏe con người.
3. Điều trị giun lươn
Điều trị giun lươn cũng làm mất nhiều thời gian và chi phí. Do vậy, việc phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn được các bác sĩ tư vấn kĩ càng. Mỗi người thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây để hạn chế nhiễm bệnh, tái nhiễm bệnh và lây bệnh trong cộng đồng
- Vệ sinh môi trường xử lý phân, nước và rác thải trong môi trường sống. Vệ sinh môi trường khu vực gần nhà, trong nhà và các khu vực vui chơi của trẻ em.
- Vệ sinh cá nhân: Không ăn rau sống khi chưa rửa sạch, rửa tay thường xuyên đặc biệt rửa tay trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh
- Định kỳ tẩy giun ít nhất 2 lần/ năm cần được tẩy giun, mỗi lần cách nhau 4 – 6 tháng.
- Luôn sử dụng bảo hộ lao động trong khi làm việc có tiếp xúc với đất, đặc biệt là khu vực đất nhiễm phân người.
4. Các dấu hiệu bệnh giun lươn
Người bệnh nên đi khám kiểm tra xem có nhiễm giun lươn hay không nếu có một trong các dấu hiệu sau:
- Ngứa da dị ứng nổi mề đay, hen suyễn, viêm mũi dị ứng
- Đau bụng, tiêu chảy không rõ nguyên nhân, có người thì táo bón, sôi bụng, ăn uống không tiêu
- Đau nhức đầu không rõ nguyên nhân
- Ho, tức ngực không rõ nguyên nhân hoặc đã loại trừ các bệnh hô hấp, lao phổi
- Người mệt mỏi, kém ăn, làm việc mất tập trung
- Chưa xét nghiệm giun lươn 1 năm gần đây.
Như vậy có thể thấy việc bị nhiễm giun lươn hoàn toàn không phải do ăn con lươn em nhé, trường hợp của em chỉ cần uống thuốc điều trị thi sẽ diệt được giun lươn ra khỏi cơ thể hoàn toàn. Hiện nay thuốc chủ đạo diệt giun lươn thì có Ivermectin, Albendazole… phối hợp cùng 1 số thuốc khác để đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị.
- Bệnh Sán Gạo Heo Taenia Solium
- Bệnh Nhiễm Ấu Trùng Sán Gạo Heo
- Bệnh Do Sán Dây Bò Teania Saginata
- Xét Nghiệm Sán Chó Ở Đâu TP. HCM ?
- Xét Nghiệm Tầm Soát Các Loại Giun Sán Ký Sinh Trùng Gây Ngứa
- Nên Xét Nghiệm Giun Sán Ở Đâu TP HCM?
- Thuốc Trị Sán Chó
- Nhiễm Sán Chó Có Mang Thai Được Không?
- Cách Điều Trị Bệnh Sán Chó
- Dấu Hiệu Bệnh Sán Chó
- BỆNH BALANTIDOSIS
- Sán Lá Ruột Echinostoma Sp Ở Người