PHÒNG KHÁM MINH PHÚC, 74 Bắc Hải, Phường 6, Q. Tân Bình, Hồ Chí Minh, Ho Chi Minh, 70000, VN. 0988705868

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý ĐỂ NUÔI THÚ CƯNG AN TOÀN

 

Hiện nay, rất nhiều người thích nuôi thú cưng, phổ biến là chó và mèo. Nhưng nhiều người lại không biết, khi tiếp xúc, ôm ấp thú cưng nguyên nhân nhiễm giun đũa chó, mèo từ chính vật nuôi trong nhà, làm cho số ca mắc gần đây tăng lên rất nhiều. Nhiễm giun đũa chó, mèo còn qua hít thở nên người dân không thể chủ quan.

Theo Ts Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, hiện nay các ca nhiễm giun sán chủ yếu là các loại giun đũa chó, mèo do nuôi thú cưng.

Giun đũa chó, mèo chỉ là vật ký sinh ở chó, mèo, trứng giun thường có trong đất hoặc nước bị nhiễm phân chó, mèo. Trứng giun đũa trong cơ thể chó, mèo theo phân ra ngoài môi trường, 1-2 tuần sau sẽ hóa phôi. Đây là giai đoạn trứng giun đũa xâm nhập và gây bệnh cho người.

Bs. Dũng cho biết, con đường lây nhiễm của giun đũa chó, mèo rất đa dạng. Nếu phân của chúng không được xử lý đúng sẽ làm cho giun đũa chó, mèo lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, lây nhiễm vào nước uống, đồ ăn, thậm chí có thể lây nhiễm qua đường hít thở. Ngay cả khi chó, mèo uống thuốc thẩy giun định kỳ 2 lần/năm cũng không tẩy được giun đũa mà phải thực hiện theo lộ trình cụ thể.

Theo Bs, điều nguy hiểm khi mắc giun đũa chó mèo là nếu ăn phải trứng ấu trùng sẽ đi khắp cơ thể, có thể lên não, gan, phổi.... tùy từng vị trí mà biểu hiện bệnh khác nhau, trong đó biểu hiện rõ rệt là ngứa kéo dài, nổi mề đay, nốt ban... do ấu trùng di chuyển dưới da. Ngoài ra, người bệnh có thể bị đau đầu, sốt, đau bụng, tổn thương da ....

Đa phần mọi người khi bị ngứa thường nghĩ ngay tới các bệnh da liễu và đi khám chuyên khoa da liễu, chuyên khoa dị ứng, miễn dịch nhưng điều trị bệnh không thuyên giảm. Sau đó, bệnh nhân mới được chuyển tới những cơ sở khám chữa bệnh chuyên điều trị bệnh nhiễm do ký sinh trùng thì mới phát hiện ra nguyên nhân bệnh và điều trị đúng bệnh.

Tuy bệnh ngứa không gây nguy hiểm tới tính mạng con người nhưng gây ra khó chịu trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Để không bị nhiễm ấu trùng giun đũa từ chó, mèo: mọi người không nên ăn, ngủ chung, ôm ấp – ôm hôn chó, mèo. Nên vệ sinh sạch sẽ cho chó, mèo, bát đựng thức ăn, chất thải của chó, mèo nên xử lý và vệ sinh sạch sẽ.

Để phòng tránh lây nhiễm giun sán từ thú cưng, mọi người cần lưu ý:

*Đối với người:

_ Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức giữ vệ sinh cá nhân và cộng đồng, tuyệt đối không để chó mèo phóng uế và đi ngoài nơi công cộng. Đặc biệt là các chủ nuôi thú cưng.

_ Bảo vệ môi trường xung quanh không bị nhiễm phân chó mèo.

_ Vệ sinh môi trường, đặc biệt những khu vực xuất hiện phân – bãi phóng uế của chó mèo và khu vực vui chơi của trẻ em.

_ Tập các thói quen vệ sinh tốt: rửa tay trước khi ăn và trước khi chế biến món ăn, không ăn rau sống, chỉ ăn rau đã chín kỹ.

*Đối với thú cưng cần:

_ Tắm rửa cho vật nuôi thường xuyên bằng các loại dầu tắm dành riêng cho vật nuôi giúp loại bỏ giun, sán và các loại ngoại ký sinh ra khỏi lông.

_ Tẩy giun cho thú cưng, chó con và mèo con cần được tẩy giun ngay từ 3 tuần tuổi, sau đó tẩy giun nhắc lại 3 lần cách nhau 2 tuần. Sau đó cứ 6 tháng, cần thực hiện tẩy giun cho thú cưng 1 lần.

_ Đưa thú cưng, chó mèo đến khám tại các phòng khám thú y khi có dấu hiệu bất thường.

Copyright © PHÒNG KHÁM MINH PHÚC
Online: 2 | Tổng truy cập: 472047
ĐẶT LỊCH KHÁM
zalo 0988705868
zalo
Messenger
https://www.facebook.com/Ph%C3%B2ng-kh%C3%A1m-chuy%C3%AAn-khoa-Minh-Ph%C3%BAc-112680988232328/